Điện Biên tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu về liệt sĩ ​

GD&TĐ - Mới đây, UBND tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo các ngành ưu tiên kinh phí cho việc rà soát, hoàn thiện hồ sơ, danh sách, xây dựng cơ sở dữ liệu về liệt sĩ và bàn giao danh sách liệt sĩ cho các địa phương.

Điện Biên tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu về liệt sĩ ​

Tại hội nghị sơ kết hai năm thực hiện Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và Đề án xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin được tổ chức vào hôm nay (2/11), UBND tỉnh Điện Biên xác định do nhiều nguyên nhân như: thời gian lưu trữ và bảo quản hài cốt liệt sĩ đã lâu, cất bốc để di chuyển nhiều lần; tác động của thời tiết, khí hậu; thân nhân liệt sĩ đa số tuổi đã cao, sức yếu nên quá trình xác định thông tin hài cốt liệt sĩ của tỉnh Điện Biên gặp nhiều khó khăn. Tỉnh Điện Biên hiện đang quản lý hơn 1.350 mộ liệt sĩ có đầy đủ thông tin và có một phần thông tin; còn số phần mộ không có thông tin lên đến hơn 5.200.

Thực hiện Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ giai đoạn 2016 - 2018, tỉnh Điện Biên đã tổ chức 5 đợt đón, truy điệu, an táng 111 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Lào; trích lục 138 thông tin cho thân nhân gia đình liệt sĩ; lập bản đồ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ tại 60/130 xã, phường, thị trấn với 940/1.813 thôn, bản; cung cấp danh sách 530 liệt sĩ của tỉnh Điện Biên hy sinh tại các địa phương cho cơ quan chuyên môn.

Trên cơ sở kết quả khảo sát, Điện Biên xác định, trên địa bàn có 8 khu vực liệt sĩ an táng ban đầu thuộc địa bàn các huyện: Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Chà, Mường Ảng, Tuần Giáo, Tủa Chùa, thị xã Mường Lay và thành phố Điện Biên Phủ. UBND tỉnh Điện Biên đã yêu cầu trong thời gian tới đây, các đơn vị chức năng của tỉnh khẩn trương tiến hành rà soát, xác minh kết luận thông tin mộ liệt sĩ, kết luận địa bàn; lập bản đồ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ bảo đảm kịp thời, chính xác.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...