Điện Biên phục dựng thành công Lễ hội Gầu tào

GD&TĐ - Sau gần 30 năm mai một, Lễ hội Gầu tào của đồng bào Mông huyện Nậm Pồ (Điện Biên) vừa được chính quyền và ngành Văn hóa địa phương phục dựng, bảo tồn thành công.

Đàn ông người Mông biểu diễn múa khèn trong Lễ hội Gầu Tào.
Đàn ông người Mông biểu diễn múa khèn trong Lễ hội Gầu Tào.

Từ ngày 6 - 8/2, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh Điện Biên, phối hợp với chính quyền huyện Nậm Pồ tổ chức phục dựng, bảo tồn lễ hội Gầu tào của dân tộc Mông. Hoạt động này được thực hiện tại bản Nà Bủng 3, xã Nà Bủng.

Thầy cúng thực hiện các nghi lễ cúng chính.

Thầy cúng thực hiện các nghi lễ cúng chính.

Đây là Lễ hội có quy mô cộng đồng lớn, gắn với đời sống tâm linh, tinh thần của đồng bào dân tộc Mông. Lễ hội được người Mông gìn giữ với nhiều ý nghĩa. Đặc biệt là việc tạ ơn trời đất, thần núi, thần sông đã ban cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu, chăn nuôi gia súc đầy chuồng. Họ còn tạ ơn trời đất đã ban con cái để nối dõi dòng họ.

Nhiều người xin lộc và được thầy cúng buộc chỉ cổ tay để cầu may mắn trong năm mới.

Nhiều người xin lộc và được thầy cúng buộc chỉ cổ tay để cầu may mắn trong năm mới.

Lễ hội được phục dựng với phần lễ do các thầy cúng, nghệ nhân người địa phương trực tiếp thực hiện. Phần hội diễn ra với nhiều hoạt động vui chơi, thể thao dân gian truyền thống, văn nghệ mang đậm bản sắc…

Ném Pa pao là trò chơi truyền thống không thể thiếu trong Lễ hội Gầu tào.

Ném Pa pao là trò chơi truyền thống không thể thiếu trong Lễ hội Gầu tào.

Lễ hội Gầu tào thường được đồng bào Mông ở xã Nà Bủng tổ chức vào dịp đầu xuân hàng năm. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà khoảng 30 năm nay không được duy trì và dần mai một.

Nghi lễ hạ cây nêu kết thúc Lễ hội.

Nghi lễ hạ cây nêu kết thúc Lễ hội.

Việc phục dựng đã tái hiện nét đẹp văn hóa truyền thống trong phong tục, đời sống của đồng bào Mông địa phương. Qua đó, góp phần vào việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời tạo sân chơi lành mạnh cho người dân mỗi dịp đầu Xuân.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ