Mới đây chính quyền Bulgaria đã "quốc hữu hóa" kho cảng dầu Rosenets, thuộc quyền sở hữu của công ty dầu khí Nga Lukoil, bước đi trên khiến Moskva cảnh báo sẽ có hành động đáp trả.
Moskva cáo buộc rằng quốc gia Balkan này thực sự đã lấy đi tài sản của Nga, khi người đứng đầu Bộ Giao thông Vận tải Bulgaria - ông Georgi Gvozdeykov, cho biết bến cảng nói trên nằm dưới sự “kiểm soát vận hành” của nhà nước.
Đồng thời chính quyền Sofia khẳng định họ không có ý định bồi thường bất kỳ khoản tiền nào cho công ty Nga, bởi vì phía Lukoil đã vi phạm thỏa thuận thuê đất đã ký trước đó.
"Thỏa thuận hợp tác đã bị chấm dứt do trường hợp bất khả kháng liên quan đến các hạn chế trước đây áp đặt đối với Liên bang Nga, vì vậy Lukoil có thể đòi quyền lợi của mình ở bất cứ đâu, ngoại trừ Bulgaria", Bộ trưởng Gvozdeykov nhấn mạnh.
Hơn nữa ở Bulgaria, họ cũng tin tưởng rằng quyết định được đưa ra sẽ không ảnh hưởng đến chi phí nhiên liệu trong nước, vì quyền kiểm soát các bể chứa tại bến cảng Rosenets vẫn thuộc về Lukoil, tức là dầu vẫn chưa được “quốc hữu hóa”.
Quan hệ giữa Nga và Bulgaria đang trải qua giai đoạn sóng gió. |
Cần nhắc lại rằng công ty Lukoil vận hành nhà máy lọc dầu Lukoil Neftohim Burgas ở Bulgaria (Nhà máy hóa dầu Burgas) và cảng Rosenets với bến tàu nhằm phục vụ cơ sở sản xuất này.
Hợp đồng cho thuê được ký kết vào năm 2011 với thời hạn 35 năm. Dầu thô phục vụ vận hành nhà máy lọc dầu được cung cấp bởi Lukoil, vì Sofia vẫn cho phép nhập khẩu "vàng đen" từ một công ty Nga vào nước này, bất chấp lệnh trừng phạt của EU.
Theo các nhà quan sát, để đáp trả bước đi trên của chính quyền Sofia, Moskva có thể thực hiện bước đi tương ứng là "quốc hữu hóa" tài sản thuộc quyền sở hữu của các doanh nghiệp Bulgaria nằm trên đất của họ.
Trung Quốc giúp đỡ kinh tế Nga bằng cách mua một lượng lớn dầu thô từ quốc gia này. |