Diễn biến nóng khi Mỹ hành động ở Phần Lan

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Phần Lan cấp quyền cho Mỹ được tiếp cận và sử dụng 15 khu vực và cơ sở quân sự mà không bị hạn chế.

Phần Lan sẽ cho Mỹ được hiện diện quân sự không giới hạn ở 15 khu vực, đe dọa biên giới Nga.
Phần Lan sẽ cho Mỹ được hiện diện quân sự không giới hạn ở 15 khu vực, đe dọa biên giới Nga.

Bộ Ngoại giao Phần Lan hôm Thứ Năm cho biết Phần Lan có kế hoạch ký Thỏa thuận hợp tác quốc phòng (DCA) với Mỹ, cho phép Washington gửi quân tới đó và lưu trữ vũ khí, đạn dược.

Quốc gia biên giới với Nga này đã trở thành thành viên của liên minh quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào đầu năm nay.

Theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Phần Lan ngày 15/12, tài liệu này sẽ cần được Quốc hội phê chuẩn và dự kiến sẽ được ký vào tuần tới.

Thỏa thuận nêu rõ, Helsinki sẽ mở 15 khu vực và cơ sở mà Mỹ sẽ được cấp “quyền tiếp cận và sử dụng không bị cản trở”. Washington sẽ được phép triển khai thiết bị quân sự, tiến hành huấn luyện và di chuyển máy bay, tàu và phương tiện của mình.

Theo đài truyền hình Phần Lan Yle, Bộ trưởng Quốc phòng Antti Hakkanen cho biết vũ khí hạt nhân không bị loại khỏi DCA; tuy nhiên, nó sẽ không thay thế Đạo luật Năng lượng Hạt nhân của Phần Lan, vốn cấm nhập khẩu và sở hữu vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ nước này.

Thỏa thuận nêu rõ rằng mọi hoạt động theo thỏa thuận phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng luật pháp, “bao gồm cả việc lưu trữ một số loại vũ khí trên lãnh thổ Phần Lan”.

Ông Hakkanen cho biết, DCA mang đến “sự đảm bảo từ cường quốc quân sự lớn nhất thế giới rằng họ sẽ bảo vệ chúng ta”. Thỏa thuận mới sẽ “trở thành một đòn tấn công khá khó đỡ cho người hàng xóm của chúng ta” cùng với tư cách thành viên NATO của Phần Lan.

"Mỹ cam kết bảo vệ chúng tôi trong thời kỳ khó khăn. Đây là một thông điệp cực kỳ quan trọng hiện nay” - Bộ trưởng Hakkanen nói trong một cuộc họp báo trên truyền hình.

Mỹ cũng đã ký các thỏa thuận tương tự với Na Uy (thành viên đầy đủ của NATO) và Thụy Điển (thành viên NATO tiềm năng trong tương lai), giúp quốc gia này tiếp cận lần lượt 4 và 17 căn cứ mới ở khu vực Bắc Âu.

Bình luận về quyết định của Helsinki cho phép quân đội Mỹ sử dụng các cơ sở của mình, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng Moscow lấy làm tiếc về động thái này vì Nga và Phần Lan “có quan hệ tuyệt vời, không có bất kỳ tranh chấp nào”.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova trước đó nói rằng, Moscow sẽ cần thực hiện các biện pháp trả đũa nếu Helsinki ký thỏa thuận DCA với Washington bởi động thái này trực tiếp "đe dọa an ninh quốc gia Nga".

Phần Lan công bố quyết định gia nhập NATO vài tháng sau khi xung đột giữa Ukraine và Nga leo thang vào tháng 2 năm 2022. Đến tháng 4 năm 2023, Phần Lan trở thành thành viên chính thức của khối do Mỹ đứng đầu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiểu lầm là một trong những nguyên nhân chính hủy hoại hôn nhân. (Ảnh: ITN).

'Kẻ thù giấu mặt' phá hoại hôn nhân

GD&TĐ - Hôn nhân, sự kết hợp giữa tình yêu và sự cam kết thường phải đối mặt với những thách thức có thể làm suy yếu sự ổn định của nó.