Điểm sàn Trường Đại học Sài Gòn cao nhất 24,5 điểm

GD&TĐ - Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Trường Đại học Sài Gòn cao nhất ở ngành Sư phạm Toán học 24,5 điểm; kế tiếp là Sư phạm Tiếng Anh 23 điểm.

Trường Đại học Sài Gòn. (Ảnh: Mạnh Tùng)
Trường Đại học Sài Gòn. (Ảnh: Mạnh Tùng)

Chiều 22/7, Trường Đại học Sài Gòn công bố ngưỡng đầu vào tuyển sinh đại học chính quy xét tuyển theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Sư phạm Toán học dẫn đầu phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT

Thí sinh đạt ngưỡng đầu vào khi có tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển (không nhân hệ số môn chính) + điểm ưu tiên khu vực, đối tượng (nếu có) lớn hơn hoặc bằng ngưỡng đầu vào của ngành có nguyện vọng.

Điểm sàn cụ thể từng ngành như sau:

- Các ngành không thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên:

TT
Mã ngành
Ngành
Ngưỡng
đầu vào
1.
7140114
Quản lý giáo dục
18
2.
7220201
Ngôn ngữ Anh
21
3.
7220201CLC
Ngôn ngữ Anh (Chương trình Chất lượng cao)
21
4.
7310401
Tâm lí học
19
5.
7310601
Quốc tế học
17,5
6.
7310630
Việt Nam học
19
7.
7320201
Thông tin – Thư viện
17
8.
7340101
Quản trị kinh doanh
19,5
9.
7340101CLC
Quản trị kinh doanh (Chương trình Chất lượng cao)
19,5
10.
7340120
Kinh doanh quốc tế
19,5
11.
7340201
Tài chính - Ngân hàng
19,5
12.
7340301
Kế toán
19,5
13.
7340301CLC
Kế toán (Chương trình Chất lượng cao)
19,5
14.
7340302
Kiểm toán
19,5
15.
7340406
Quản trị văn phòng
19
16.
7380101
Luật
19
17.
7440301
Khoa học môi trường
16
18.
7460108
Khoa học dữ liệu
18
19.
7460112
Toán ứng dụng
18,5
20.
7480103
Kỹ thuật phần mềm
21
21.
7480107
Trí tuệ nhân tạo
19
22.
7480201
Công nghệ thông tin
19
23.
7480201CLC
Công nghệ thông tin (Chương trình chất lượng cao)
19
24.
7510301
Công nghệ kĩ thuật điện, điện tử
17
25.
7510302
Công nghệ kĩ thuật điện tử - viễn thông
17
26.
7510406
Công nghệ kĩ thuật môi trường
16
27.
7520201
Kĩ thuật điện
17
28.
7520207
Kĩ thuật điện tử - viễn thông (Thiết kế vi mạch)
17
29.
7810101
Du lịch
19,5
30.
7810202
Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống
18,5

- Các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên: Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ngành Sư phạm Toán học (7140209): 24,5 điểm; Sư phạm Tiếng Anh (7140231): 23 điểm

Các ngành còn lại bằng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo Quyết định số 1958/QĐ-BGDĐT ngày 19/7/2024 của Bộ GD&ĐT.

Cụ thể, ngưỡng xét tuyển vào các ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học là 19 điểm. Riêng đối với các ngành Giáo dục Thể chất, ngành Sư phạm Âm nhạc và ngành Sư phạm Mỹ thuật là 18 điểm đối với tổ hợp xét tuyển 3 môn văn hóa.

- Đối với các ngành đào tạo giáo viên, nếu thí sinh có môn Tiếng Anh được sử dụng kết quả quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế thành điểm xét tuyển theo quy định của trường, thì tổng điểm 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển + 2/3 điểm ưu tiên (nếu có) phải đạt tối thiểu bằng 2/3 ngưỡng đầu vào năm 2024 các ngành đào tạo giáo viên tương ứng do Bộ GD&ĐT công bố.

- Đối với các ngành Giáo dục Mầm non, Sư phạm Âm nhạc và Sư phạm Mĩ thuật, điểm môn Văn hoặc điểm môn Toán trong tổ hợp xét tuyển + 1/3 điểm ưu tiên (nếu có)

Phương thức V-SAT: Ngôn ngữ Anh, Kỹ thuật phần mềm có sàn cao nhất

Cũng trong chiều nay, Trường Đại học Sài Gòn công bố điểm ngưỡng đầu vào xét tuyển theo phương thức sử dụng kết quả kỳ thi thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính năm 2024.

Theo đó, thí sinh đạt ngưỡng đầu vào khi có tổng điểm 33 môn trong tổ hợp xét tuyển (không nhân hệ số môn chính) + điểm ưu tiên khu vực, đối tượng (nếu có) lớn hơn hoặc bằng ngưỡng đầu vào của ngành có nguyện vọng.

- Điểm xét tuyển là tổng điểm thi (tổng điểm 3 môn trong mỗi tổ hợp xét tuyển của mỗi ngành) cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực (nếu có).

Điểm xét tuyển quy đổi về thang điểm 450 và tối đa là 450 điểm. Riêng điểm môn Ngữ văn (lấy từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024) trong các tổ hợp xét tuyển (nếu có) từ thang điểm 10 quy thành thang điểm 150.

- Tổng điểm thi quy đổi về thang điểm 450 được tính như sau:

+ Đối với tổ hợp xét tuyển không có môn chính:

Tổng điểm thi = Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3.

+ Đối với tổ hợp xét tuyển có môn chính:

Tổng điểm thi = (Điểm môn chính × 2 + Tổng điểm 2 môn còn lại) × ¾.

- Điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo thang điểm 150 và được tính như sau:

+ Đối với thí sinh có tổng điểm thi dưới 337,5 điểm:

Điểm ưu tiên quy đổi = Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 Điều 7 Quy chế tuyển sinh hiện hành × 15.

- Đối với thí sinh có tổng điểm thi từ 337,5 điểm trở lên:

Điểm ưu tiên quy đổi = [(450 - Tổng điểm thi đạt được)/112,5] × (Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 Điều 7 Quy chế tuyển sinh hiện hành × 15).

Ngưỡng đầu vào theo phương thức xét tuyển sử dụng kết quả Kì thi Đánh giá đầu vào trên máy tính năm 2024 (không nhân hệ số môn chính) như sau:

STT
Mã Ngành
Tên ngành
Ngưỡng đầu vào (điểm)
1
7140114
Quản lý giáo dục
270
2
7220201
Ngôn ngữ Anh
315
3
7220201CLC
Ngôn ngữ Anh (Chương trình Chất lượng cao)
315
4
7310401
Tâm lí học
285
5
7310601
Quốc tế học
262.5
6
7310630
Việt Nam học
285
7
7320201
Thông tin - Thư viện
255
8
7340101
Quản trị kinh doanh
292.5
9
7340101CLC
Quản trị kinh doanh (Chương trình Chất lượng cao)
292.5
10
7340120
Kinh doanh quốc tế
292.5
11
7340201
Tài chính - Ngân hàng
292.5
12
7340301
Kế toán
292.5
13
7340301CLC
Kế toán (Chương trình Chất lượng cao)
292.5
14
7340302
Kiểm toán
292.5
15
7340406
Quản trị văn phòng
285
16
7380101
Luật
285
17
7440301
Khoa học môi trường
240
18
7460108
Khoa học dữ liệu
270
19
7460112
Toán ứng dụng
277.5
20
7480103
Kỹ thuật phần mềm
315
21
7480107
Trí tuệ nhân tạo
285
22
7480201
Công nghệ thông tin
285
23
7480201CLC
Công nghệ thông tin (Chương trình Chất lượng cao)
285
24
7510301
Công nghệ kĩ thuật điện, điện tử
255
25
7510302
Công nghệ kĩ thuật điện tử - viễn thông
255
26
7510406
Công nghệ kĩ thuật môi trường
240
27
7520201
Kĩ thuật điện
255
28
7520207
Kĩ thuật điện tử - viễn thông (Thiết kế vi mạch)
255
29
7810101
Du lịch
292.5
30
7810202
Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống
277.5

Các ngành đào tạo giáo viên không xét tuyển theo phương thức này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.