Điểm mặt những thói quen khiến bạn mệt mỏi

Bạn ngủ đủ giấc, ăn đúng giờ… nhưng vẫn thấy mệt mỏi như thể có ai đó rút cạn năng lượng bạn? Hãy xem lại thói quen hàng ngày của mình, vì có khi chính chúng là “thủ phạm”.

Ăn không đủ sắt, uống thiếu nước, ít tập thể dục... đều có thể khiến bạn mệt mỏi - Ảnh: quantumtestprep.com
Ăn không đủ sắt, uống thiếu nước, ít tập thể dục... đều có thể khiến bạn mệt mỏi - Ảnh: quantumtestprep.com

Bạn không tập thể dục

Bạn không tập thể dục vì muốn tiết kiệm năng lượng? Đây thực sự là sai lầm lớn. Trong một nghiên cứu của Đại học Georgia, những người lớn tuổi sau khi tập thể dục nhẹ ba ngày trong tuần, mỗi lần ít nhất 20 phút, cảm thấy ít mệt mỏi và tràn đầy sinh lực hơn sau sáu tuần.

Theo các nhà nghiên cứu, tập thể dục thường xuyên sẽ tăng cường sức mạnh và độ bền, giúp hệ tim mạch hoạt động hiệu quả hơn, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đến các mô tốt hơn. Vì vậy, hãy tăng cường tập thể dục, ít nhất cũng nên đi bộ nhanh, để được khỏe khoắn.

Bạn uống không đủ nước

Theo Amy Goodson - chuyên gia dinh dưỡng tại Texas (Mỹ), chỉ cần mất 2% lượng nước bình thường cơ thể cần, bạn cũng sẽ bị mất một lượng đáng kể năng lượng. 

Mất nước làm giảm thể tích máu, khiến cho máu dày hơn, làm tim của bạn bơm kém hiệu quả hơn cũng như giảm tốc độ đưa oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ bắp và các cơ quan của bạn.

Vậy nên uống bao nhiêu nước? Theo các chuyên gia y tế, bạn cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày (8 ly), chia đều ra trong ngày chứ không nên uống nhiều nước cùng lúc.

Bạn ăn không đủ chất sắt

Thiếu sắt có thể khiến bạn cảm thấy chậm chạp, dễ bị kích động, yếu ớt và không thể tập trung. 

Do đó, hãy tăng lượng sắt cho cơ thể để giảm nguy cơ thiếu máu bằng cách ăn nhiều thịt bò nạc, đậu, đậu phụ, trứng (bao gồm cả lòng đỏ), các loại rau lá màu xanh đậm, các loại hạt, bơ đậu phộng. Nên ăn kèm chúng với thực phẩm giàu vitamin C, do vitamin C giúp cải thiện sự hấp thu sắt.

Bạn là người cầu toàn

Phấn đấu để được hoàn hảo là điều không thể, nó chỉ khiến bạn phải làm việc nhiều hơn và lâu hơn mức cần thiết. "Bạn đặt ra các mục tiêu mà rất khó hoặc không thể đạt được, và cuối cùng, bạn không có cảm giác hài lòng”, Irene S. Levine, tiến sĩ, giáo sư tâm thần học tại Đại học Y khoa New York nói. 

Vậy làm sao để khắc phục? Levine đề nghị: “Hãy thiết lập một giới hạn thời gian cho chính mình trong các dự án, và luôn tuân theo nó”.

Bạn bỏ bữa sáng

Những thực phẩm bạn ăn sẽ cung cấp nhiên liệu cho cơ thể bạn, và khi bạn ngủ, cơ thể bạn vẫn tiếp tục sử dụng những gì bạn đã ăn trong bữa tối để duy trì việc bơm máu và ôxy. Vì vậy, khi ngủ dậy, bạn cần phải tiếp nhiên liệu bằng bữa ăn sáng. Nếu bỏ bữa sáng bạn sẽ trở nên chậm chạp. Theo Goodson, một bữa sáng đầy đủ nên bao gồm ngũ cốc, protein nạc và chất béo lành mạnh (sữa ít chất béo, sữa chua…).

Bạn ăn nhiều thức ăn nhanh

Thức ăn nhanh chứa nhiều đường và carbohydrate đơn, và được xếp vào nhóm gây chỉ số đường huyết (GI) cao, làm bạn mệt mỏi, theo Goodson.

“Nên giữ lượng đường trong máu ổn định bằng cách ăn protein nạc cùng với ngũ cốc nguyên hạt”, Goodson khuyên. Những món bạn có thể ăn là thịt gà (nướng, không chiên) và gạo nâu, cá hồi và khoai lang, hay salad với thịt gà và trái cây.

Nơi làm việc của bạn lộn xộn

Bàn làm việc lộn xộn khiến bạn mất tập trung và hạn chế khả năng xử lý thông tin của bạn, theo một nghiên cứu của Đại học Princeton.

Do đó, hãy thu dọn bàn làm việc vào cuối mỗi ngày, bạn sẽ có một khởi đầu tích cực vào ngày hôm sau. Nếu văn phòng làm việc của bạn lộn xộn quá mức, hãy sắp xếp lại dần dần bằng cách dọn dẹp những thứ ngay trước mặt, sau đó chuyển qua bàn và ngăn kéo.

Bạn uống nhiều cà phê

Các nghiên cứu cho thấy cà phê tốt cho sức khỏe, nhưng cần uống đúng cách, vì nó có thể làm gián đoạn chu kỳ ngủ - thức của bạn.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Clinical Sleep Medicine cho thấy uống cà phê 6 giờ trước khi đi ngủ vẫn có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, do đó chỉ nên uống cà phê vào buổi sáng và cắt hẳn cà phê từ giữa buổi trưa.

Bạn kiểm tra email trước khi đi ngủ

Ánh sáng từ máy tính bảng, điện thoại thông minh hoặc từ màn hình máy tính có thể ảnh hưởng đến nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể bằng cách ức chế melatonin - một hormone giúp điều hòa chu kỳ ngủ và thức.

Do đó, cần tránh các thiết bị công nghệ này 1-2 giờ trước khi đi ngủ. Trường hợp bất khả kháng, nên giữ thiết bị ở khoảng cách 35cm so với mắt bạn để giảm nguy cơ bị rối loạn giấc ngủ.

Theo Tuổi trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.