Dễ nổi mụn nếu ăn cùng cá chép
Thịt gà cam ôn, cá chép cam hàn, nếu ăn lẫn sẽ sinh chứng mụn nhọt hoặc phát chứng trường ung. Nếu đã trót ăn hai loại thực phẩm này cùng nhau thì nên nấu nước đỗ đen uống sẽ khỏi.
Tổn thương khí huyết khi ăn cùng hành, tỏi, rau cải
Không ít gia đình, khi luộc gà xong sẽ thả rau cải vào nồi nước xáo gà để làm canh tuy nhiên theo Đông y thì sự kết hợp này rất dễ khiến cơ thể bị bệnh. Thịt gà vốn cam (ngọt) ôn (ấm) mà tỏi thì đại nhiệt, rau cải và hành sống lại cam hàn nên khi phối hợp với nhau cơ thể sẽ sinh nhiệt hay hàn nhiệt giao tranh mà sinh ra bệnh lỵ và gây tổn thương khí huyết.
Sinh ngứa ngáy khi ăn cùng tôm
Tôm và gà đều cam ôn cả hai tính dễ động phong. Ăn cùng sinh ra chứng ngứa ngáy khắp người. Nếu chẳng may đã ăn cùng lúc hai loại thực phẩm này có thể hóa giải bằng cách nấu nước kinh giới để uống.
Những người không nên ăn thịt gà
Bên cạnh đó, các chuyên gia Đông y cũng khuyên rằng, thịt gà căn bản là lành tuy nhiên không phải với tất cả mọi người. Một số trường hợp mang trong người những bệnh như cao huyết áp, ngườ có cơ đia mẫn cảm, mới phẫu thuật, đang bị thủy đậu không nên ăn thịt gà.
Với người mới phẫu thuật có cơ địa sẹo lồi ăn thịt gà dễ gây ra hiện tượng sưng và mưng mủ vết thương do thịt gà nóng. Vì vậy, khi da có vết thương, tốt nhất nên tránh những món ăn được chế biến từ các loại thực phẩm này tránh để lại sẹo xấu trên da.
Người dễ dị ứng nên tránh ăn da gà, gan gà nên khi ăn cần loại bỏ những bộ phận này. Để tránh dị ứng, khi làm các món gà kho, gà hầm, thêm gừng tươi đập giập hoặc thái mỏng làm gia vị và giải mẫn cảm.
Người có bệnh cao huyết áp, thịt gà có dinh dưỡng cao, ăn nhiều sẽ khiến cholesterol và huyết áp tăng cao. Vì vậy, thịt gà được xem như là khắc tinh của bệnh cao huyết áp. Những người bệnh huyết áp cao nên hạn chế ăn thịt gà để tránh tình trạng bệnh nặng thêm.
Người bị thủy đậu, thịt gà nóng trong khi cơ thể đang bị thủy đậu cũng như tình trạng phát nhiệt trong cơ thể nếu dung nạp thịt gà sẽ khiến bệnh năng thêm.