Điểm mặt 4 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến tuần qua

GD&TĐ - Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) điểm lại một số hình thức lừa đảo trực tuyến trong tuần từ 11/8 - 18/8 để người dân chủ động phòng tránh.

Ảnh minh họa: Cục An toàn thông tin.
Ảnh minh họa: Cục An toàn thông tin.

Mạo danh tổ chức để lừa đảo

Mới đây, Hệ thống Anh ngữ Quốc tế Ocean Edu cho biết, trên mạng xã hội gần đây xuất hiện nhiều trang fanpage giả mạo thương hiệu Ocean Edu, các trang fanpage này sử dụng logo, tên gọi các cuộc thi và hình ảnh của đơn vị này để kêu gọi phụ huynh, học sinh đăng ký tham gia qua các trang/form giả mạo được lập ra với mục đích lừa đảo, thu phí.

1.jpeg
Ảnh minh họa: Cục An toàn thông tin.

Sau khi nạn nhân liên hệ, đối tượng cho biết để có thể tham gia cuộc thi, người tham gia thường được yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân như tên, địa chỉ, số điện thoại, hoặc thông tin tài chính. Sau đó, kẻ lừa đảo gửi email thông báo họ đã trúng giải thưởng. Email thường yêu cầu họ cung cấp thêm thông tin hoặc trả phí để nhận thưởng.

Trước thực trạng trên,Cục An toàn thông tinkhuyến cáongười dâncẩn trọng trước các lời mời hấp dẫn của những cuộc thi trên mạng xã hội. Thực hiện xác minh danh tính của đối tượng/ tổ chức trước khi tham gia bất cứ hình thức dịch vụ/ cuộc thi nào.

Cần xác minh tính xác thực của bất kỳ trang web hoặc email nào bằng cách kiểm tra địa chỉ URL, liên hệ trực tiếp với thương hiệu hoặc tổ chức qua các kênh chính thức. Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng dưới mọi hình thức.

Cảnh giác mua hàng giá rẻ qua mạng

2.jpeg
Ảnh minh họa: Cục An toàn thông tin.

Lợi dụng chính sách cắt sóng 2G và nhu cầu đổi điện thoại từ 2G sang 4G sử dụng của một bộ phận người dân, đa số là người cao tuổi có nhu cầu sử dụng máy phím bấm 4G, một số đối tượng đã lừa đảo người dân mua máy 2G nhưng "đội lốt" 4G với giá 400.000 - 500.0000 đồng/máy.

Sau khi bán sản phẩm, các đối tượng sẽ xóa tài khoản bán hàng hoặc chặn tài khoản của người mua trên mạng xã hội. Không ít người dùng ham rẻ, thiếu kiến thức đã đặt mua điện thoại của các đối tượng lừa đảo, đến khi nhận máy, lắp SIM mới phát hiện mua phải điện thoại 2G. Hay smartphone 3G cũng nằm trong diện không sử dụng được khi chuyển lên sóng 4G sắp tới.

Do người tiêu dùng sẽ rất khó để phân biệt được đâu là điện thoại feature phone 4G, Cục An toàn thông tin cảnh báo người dân nên lựa chọn các địa chỉ mua hàng uy tín, không mua những mặt hàng trôi nổi trên mạng xã hội.

Người tiêu dùng nên chọn mua tại các hệ thống cửa hàng uy tín như FPT Shop, CellphoneS, Viettel Store... để yên tâm 100% hàng hoá chính hãng, đúng như yêu cầu. Trong trường hợp nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần báo cáo ngay cho cơ quan chức năng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn kịp thời.

Giả danh shipper để chiếm đoạt tiền

3.jpeg
Ảnh minh họa: Cục An toàn thông tin.

Đối với hình thức lừa đảo trên, thủ đoạn của các đối tượng là gọi điện thoại cho người dân tự xưng là nhân viên giao hàng thông báo có đơn cần giao và yêu cầu chuyển khoản để thanh toán tiền COD (thanh toán khi nhận hàng).

Sau khi người dân chuyển khoản thành công, các đối tượng liền thông báo do nhầm lẫn nên số tài khoản trên là số đăng ký thẻ hội viên shipper, khi chuyển tiền vào đó trung tâm sẽ kích hoạt gói cước hội viên, mỗi tháng tự động bị trừ 3,5 triệu đồng từ tài khoản.

Sau đó, kẻ xấu gửi cho người dân đường link trang facebook và số điện thoại giả mạo trung tâm vận chuyển để người dân liên hệ hủy đăng ký hội viên. Khi người dẫn bấm vào đường link giả mạo và nhập các thông tin cá nhân sẽ có nguy cơ bị đánh cắp tiền trong tài khoản ngân hàng.

Trước tình trạng trên, Cục An toàn thông tin đề nghị người dân nâng cao ý thức cảnh giác khi thanh toán nhận hàng online. Luôn thực hiện xác minh thông tin liên quan đến các dịch vụ hoặc chương trình khuyến mãi trực tiếp với đơn vị cung cấp qua số điện thoại hoặc địa chỉ chính thức.

Không chuyển tiền cho bất kỳ ai yêu cầu bạn thanh toán trước khi nhận hàng hoặc trước khi đăng ký dịch vụ. Tuyệt đối không truy cập vào các đường dẫn được đối tượng lạ gửi đến.

Lừa đảo liên quan đến bất động sản

4.jpeg
Ảnh minh họa: Cục An toàn thông tin.

Vừa qua, đơn vị chủ đầu tư dự án QMS TOP TOWER (Hà Nội) cho biết, đã phát hiện 2 vụ lừa đảo khách hàng quan tâm tới căn hộ chung cư của dự án này. Nhiều nạn nhân đã thực hiện theo hướng dẫn, đặt cọc tiền trước khi ký hợp đồng mua bán, dẫn đến việc bị chiếm đoạt tài sản lên đến hàng trăm triệu đồng.

Đầu tiên, đối tượng đăng tải các thông tin sai sự thật về việc có thể mua được căn hộ với giá rất tốt để thu hút khách hàng. Tiếp đó, sẽ yêu cầu khách hàng chuyển tiền đặt cọc bất cứ căn hộ nào vào tài khoản của chủ đầu tư.

Sau đó, đối tượng yêu cầu khách hàng đưa 300 triệu trước khi đưa đến chủ đầu tư ký kết hợp đồng mua bán. Tin tưởng và làm theo hướng dẫn của đối tượng, nạn nhân chuyển tiền nhưng ngay sau đó đối tượng ngắt liên lạc và chiếm đoạt toàn bộ số tiền đặt cọc trên.

Cục An toàn thông tin khuyến cáo, người dân đặc biệt là những ai đang quan tâm đến các khoản đầu tư bất động sản cần đặc biệt cẩn trọng đối với những dịch vụ môi giới trên mạng xã hội. Tuyệt đối không tự ý nộp tiền mua căn hộ khi chưa có xác nhận chấp thuận số căn hộ từ chủ đầu tư hoặc thông báo từ đối tác bán hàng cho chủ đầu tư. Không chuyển tiền cọc trước khi thực hiện xác nhận rõ ràng danh tính đối tượng/tổ chức/doanh nghiệp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng IDF được tăng cường lên phía bắc.

Trọng tâm cuộc chiến đã dịch chuyển

GD&TĐ - Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cho biết một giai đoạn mới của cuộc chiến đã bắt đầu và trọng tâm đã chuyển sang mặt trận phía bắc.

Giáo viên dự tập huấn.

STEM 'gieo mầm sáng tạo' cho trẻ mầm non

GD&TĐ - STEAM qua các hoạt động vui chơi và trải nghiệm thực tiễn, giúp trẻ mầm non sáng tạo, kỹ năng khám phá và áp dụng kiến thức phù hợp với lứa tuổi.