Điểm chuẩn tăng cao: Thí sinh sử dụng tốt chiến thuật điều chỉnh nguyện vọng

GD&TĐ - Kỳ tuyển sinh ĐH năm 2021, thí sinh được thay đổi nguyện vọng (NV) xét tuyển 3 lần bằng hình thức trực tuyến. Các em đã tận dụng tốt cơ hội này là một trong những nguyên nhân đẩy điểm chuẩn tăng cao.

SV Trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng trước khi dịch Covid-19 bùng phát.
SV Trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng trước khi dịch Covid-19 bùng phát.

Tự tin chọn trường tốp trên

Em Lê Minh Bảo Châu (HS Trường THPT Trần Phú, TP Đà Nẵng) đã trúng tuyển vào ngành Sư phạm Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 1. Trước đó, khi nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển, Châu đăng ký NV1 vào Khoa Sư phạm Văn, NV2 vào Khoa Báo chí, truyền thông của Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng.

Tuy nhiên, sau khi có điểm thi, Châu nghiên cứu lại điểm trúng tuyển ngành Sư phạm Ngữ văn và cử nhân văn học của trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) và Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế) và Trường ĐH Sư phạm 1 Hà Nội trong 2 năm gần đây nhất.

Ngoài ra, Châu tham khảo thêm điểm trúng tuyển theo hình thức sử dụng kết quả học bạ THPT. Sau khi phân tích phổ điểm khối C, với kết quả tổ hợp môn 24.95 điểm, Châu tự tin điều chỉnh NV1 vào Trường ĐH Sư phạm 1 Hà Nội và trúng tuyển.

Thí sinh có chiến thuật và tận dụng triệt để cơ hội để điều chỉnh NV xét tuyển, theo PGS.TS Lê Văn Huy - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng là một trong những nguyên nhân đẩy điểm chuẩn của các trường ĐH lên cao hơn kỳ tuyển sinh năm 2020.

“Những thí sinh có kết quả điểm thi cao tự tin chọn NV1 vào trường yêu thích và dự kiến có điểm chuẩn cao chứ không chọn giải pháp an toàn như  năm trước” – PGS Huy phân tích.

Với cách thức xét tuyển ưu tiên theo điểm, các NV đều bình đẳng nên thí sinh cần đăng ký nhiều NV, không đạt NV trên sẽ chuyển xuống xét ở NV dưới. Nếu thí sinh đậu nguyện vọng trên sẽ không xét nguyện vọng dưới nữa. 

Theo nhận xét PGS.TS Lê Văn Huy, qua phân tích điểm chuẩn của phương thức tuyển sinh riêng với điểm chuẩn trúng tuyển theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT tại Trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng không có sự chênh lệch đáng kể. Điểm chuẩn giữa các ngành cũng đồng đều chứ không có sự chênh lệch lớn.

“Điều này cho thấy, với những trường tốp trên, phổ điểm cao không có tác động đáng kể điểm chuẩn trúng tuyến. Với HS có học lực giỏi, hình thức kiểm tra đánh giá nào, các em cũng đạt được kết quả cao”, PGS.TS Lê Văn Huy nói.

Đa dạng phương thức xét tuyển

Ở một góc độ khác, theo phân tích của PGS.TS Nguyễn Hồng Hải – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng, nguyên nhân “đẩy” điểm chuẩn tăng cao là do năm nay, số lượng thí sinh dự thi và đăng ký xét tuyển tăng nên nguồn tuyển dồi dào hơn. Ngoài ra, có một số trường tăng chỉ tiêu xét tuyển theo phương thức tuyển sinh riêng nhiều hơn so với năm 2020 nên chỉ tiêu xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT ít đi.

Một yếu tố nữa cũng phải tính đến là năm nay, do có một số lượng thí sinh không thể dự thi tốt nghiệp THPT đợt 2 nên các trường ĐH phía Nam mở rộng phương thức xét tuyển bằng sử dụng kết quả học bạ THPT nhiều hơn.

“Phổ điểm thì tùy theo khối ngành nhưng gần như không tăng đáng kể. Điểm ngoại ngữ tăng lên  chỉ tác động đến điểm chuẩn của các trường Ngoại ngữ và khối A01. Phổ điểm khối A00 năm nay có giảm một chút” – PGS.TS Nguyễn Hồng Hải nhận định.

Tỉ lệ chỉ tiêu dành cho xét tuyển theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT của Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng là hơn 50%; số còn lại theo các phương thức tuyển sinh khác. Sau khi có số liệu SV nhập học đợt 1, các trường có thể điều chỉnh tỉ lệ chỉ tiêu của các phương thức xét tuyển. Tuy nhiên, với phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp chỉ được phép điều chỉnh tăng chỉ tiêu chứ không được điều chỉnh giảm.

“Tuy nhiên, số lượng tân SV nhập học theo các phương thức khác của nhà trường năm nay cao hơn những năm trước, đạt 70%. Vì vậy, việc điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu cho phương thức tuyển sinh theo sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT là không đáng kể. Đây cũng là nguyên nhân khiến điểm chuẩn của trường tăng cao so với năm trước” – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng cho biết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đôi dép lốp của ông

Đôi dép lốp của ông

GD&TĐ - Hồi bé, tớ hay được sang nhà ông bà ngoại chơi (vì nhà ông bà ở ngay gần nhà), tớ thấy ông ngoại có đôi dép trông rất lạ, màu đen, hơi cũ, cổ xưa.

Ông Mohamed al-Bashir được bổ nhiệm làm người đứng đầu Chính phủ chuyển tiếp ở Syria.

Mỹ sẽ theo quyết định của Israel?

GD&TĐ - Đoàn Mỹ vừa đến Syria hội đàm với người đứng đầu chính phủ chuyển tiếp Damascus, người Mỹ từng treo giải thưởng 10 triệu đô la cho đầu ông này.

Cùng Bộ Tư lệnh Binh đoàn B70 lên phương án chỉ đạo chiến dịch đường 9 – Nam Lào. Từ trái qua: Hoàng Phương, Lê Trọng Tấn, Võ Nguyên Giáp, Cao Văn Khánh, Phạm Hồng Sơn. Ảnh tư liệu.

Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn*

GD&TĐ - Trên tất cả các mỹ từ, nhân văn đức độ của một vị tướng như ông tỏa sáng như một bậc hiền nhân: “Văn lo vận nước, Văn thành Võ/Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn”.