Cầu tiền tài, danh vọng
Phật Pháp có câu chuyện thế này: Cả cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dẫn dắt các đệ tử của ngài đi xin ăn, đi hóa duyên, yêu cầu họ vứt bỏ hết những tâm đeo bám vào tiền tài danh vọng. Vì vậy, Phật luôn xem nhẹ tiền tài, chỉ là vật ngoài thân. Với người chỉ biết mưu cầu vật chất, xem trọng danh lợi, không xứng đáng để được độ trì.
Kẻ ham danh lợi, lòng sẽ luôn dao động, hoa mất bởi tiền tài, buông thả bản thân, trầm luân vào cõi xấu. Phật hiểu, đời người, nếu tiền tài đến quá dễ dàng, danh vọng một bước lên mây, sẽ sinh ra ỉ lại, tự đại, coi thường chúng sinh, khinh rẻ ý chí của người khác, cuối cùng rơi vào ma đạo.
Phật pháp là cõi niết bàn, trí tuệ tối cao, luôn hướng chúng sinh rời xa dục vọng, tham lam, những khổ ải có thể dày vò và làm biến chất nhân cách con người.
Đức Phật luôn thông tỏ mọi việc trong nhân thế, người không có quyền răng ban phát danh vọng, tiền tài, hay giúp con người đạt điều đó mà hãm hại, gieo oan nghiệt lên bất cứ ai.
Phúc hay tội, đều nằm trong lòng bàn tay con người. Mưu cầu danh lợi, tranh đua hơn thiệt giữa chốn thanh tịnh đã vô tình phạm nghiệp chướng. Dù mâm cao cỗ đầy thế nào, phục đức tu được cũng lập tức tiêu hao.
Đi chùa là tìm lấy sự thanh thản
Phật Tổ luôn từ bi hỉ xả, giúp người lầm được lạc lối, tìm về với cốt lõi của thiện căn, bước ra khỏi khổ ải và hướng đi đến sự giải thoát.
Phật pháp luôn bình đẳng trước mọi chúng sinh, giúp con người giải trừ phiền não, ác nghiệp… tìm lại sự trong sạch của chính mình. Chính vì vậy, con người khi tìm đến cửa Phật, hãy luôn cầu báo sự yêu thương, tha thứ, cho chính mình và cho người khác.
Đức Phật lấy từ bi làm gốc. Đức Phổ Hiền Bồ Tát cầm bông sen giơ lên là một biểu tượng của sự dấn thân và giải thoát, đồng thời đó cũng là một thông điệp ý nghĩa gửi gắm con người: “Đi chùa là để tìm lại chính mình, buông bỏ tâm ma, xua đám mây mù u tối đang che đậy cái chân tâm sáng suốt.
Đi chùa hãy mưu cầu sự thanh tịnh, đừng vọng tưởng đến danh vọng, tiền tài vật chất. Bởi nếu không, tâm người sẽ càng bé lại, sa chân vào ma đạo, đức tin bị nhuốm, khó khăn lại chồng chất khó khăn. Cuối cùng thanh bại danh liệt, chẳng còn gì ngoài hai bàn tay trắng.