Đêm tân hôn, tôi điếng người khi nghe yêu cầu của mẹ chồng

Ngày cưới, mẹ chồng tặng cho con dâu hẳn một cái kiềng 5 cây vàng nên ai cũng nghĩ rằng tôi có số hưởng. Nhưng sự thật thì không phải như vậy.

Đêm tân hôn, tôi điếng người khi nghe yêu cầu của mẹ chồng

Từ trước khi lấy chồng tôi đã được các chị em bạn dì kể lại không ít mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu nên cũng có chút lo lắng. Lúc đó tôi nghĩ chỉ cần mình cứ cố gắng sống thật tốt, hòa thuận vui vẻ với nhà chồng thì mọi chuyện sẽ êm đẹp thôi.

Thế nhưng chỉ khi làm dâu rồi tôi mới biết rằng không hề đơn giản như vậy. Bởi mình có cố gắng thế nào đi chăng nữa mà mẹ chồng, nhà chồng không thiện chí thì cũng chẳng có tác dụng gì.

Cụ thể là tôi mới cưới cách đây được mấy hôm nhưng đã cảm thấy mệt mỏi vô cùng. Gia đình chồng hoàn cảnh cũng bình thường, cả bố mẹ là cán bộ nhà nước đã về hưu.

Dưới chồng tôi còn một cậu em trai đang học đại học nữa. Đồng lương hưu không phải nhiều nhặn gì nên kinh tế nhà chồng tôi cũng chẳng lấy gì làm khá giả.

Tuy nhiên bố mẹ chồng tôi lại thuộc tuýp người sĩ diện đến đáng sợ. Tiền không có nhưng ông bà lại luôn muốn thể hiện cho người ta thấy mình là gia đình có điều kiện nên chưa bao giờ có khái niệm tiết kiệm. Nhất là mẹ chồng tôi, bà luôn vung tay quá trán trong mọi chi tiêu.

Hôm nào bà cũng đi chợ và mua không biết bao nhiêu đồ ăn thức uống. Mà có phải sẵn tiền đâu, bà toàn mua chịu rồi cuối tháng lĩnh lương mới trả. Nhưng việc chi tiêu vô lý 1 thì chuyện ông bà tổ chức đám cưới cho vợ chồng tôi vô lý 10.

Trước khi đám cưới, vợ chồng tôi đã nói rõ với bố mẹ chồng rằng cưới xong sẽ quay lại thành phố thuê nhà ở để làm việc cho tiện nên mọi thứ trong đám cưới sẽ đơn giản hết mức.

Thế nhưng nói là một chuyện, còn mẹ chồng tôi có nghe hay không lại là chuyện khác. Bà sắm sửa phòng cưới cho vợ chồng tôi đều là thứ đắt tiền. Chỉ tính riêng bộ giường đã mấy chục triệu rồi, chưa tính đến bàn trang điểm, tủ quần áo và chăn ga gối đệm.

Lúc đó tôi cũng nghĩ rằng ông bà mua sắm thoải mái như vậy là vì có tiền nên cũng im lặng mà không nói gì.

Chồng tôi là con trai đầu nên họ hàng nội ngoại về dự đám cưới khá đông đủ. Nhà rộng thênh thang, lẽ ra mẹ chồng tôi có thể dồn phòng cho mọi người ngủ chung nhưng không, bà cho tất cả ra khách sạn ở thị trấn và đặt phòng cho họ. Bà bảo như vậy cho thoải mái.

Đến khi tổ chức đám cưới, mẹ chồng tôi hớn hở lên trao cho con dâu một chiếc kiềng 5 cây to vật vã làm ai cũng xuýt xoa khen ngợi. Nhiều người còn bảo tôi số hưởng chuột sa chĩnh gạo khi làm dâu nhà chồng tôi. Nhưng chẳng ai biết rằng mọi chuyện chỉ thực sự bắt đầu khi đám cưới kết thúc.

Ngay đêm tân hôn bà đã vào tận phòng tôi để đòi lại chiếc kiềng: "Con đưa cái kiềng cho mẹ để bán đi trả tiền cỗ cưới. Tiền mừng ít quá nên phải bù lỗ".

Đương nhiên là tôi ngạc nhiên đến há hốc miệng, nhưng nghĩ lại thì dù gì đó cũng là tiền của bà nên nhanh chóng lấy ra trả lại.

Không chỉ có thế, mấy hôm sau bà cũng đưa luôn cho tôi 1 loạt các loại hóa đơn và bắt vợ chồng tôi chi trả. Nào là gần chục triệu tiền khách sạn cho họ hàng, nào là tiền mua nội thất phòng cưới, nào là tiền thuê rạp cưới,...

Chồng tôi nghe xong chỉ im lặng vì đã quá rõ tính bố mẹ mình còn tôi thì lại sốc thêm lần nữa. Nhìn khoản nợ mẹ chồng treo vào cổ vợ chồng tôi vì tính sĩ diện mà tôi thấy ức chế vô cùng.

Bà còn bảo thêm: "Mẹ làm thế này cũng là vì các con đấy chứ bố mẹ có dùng đâu. Cả đời có mỗi cái đám cưới thì phải làm sao cho bằng bạn bằng bè".

Tôi bực lắm nhưng chẳng lẽ mới cưới đã đi đôi co với mẹ chồng. Ngay từ đầu tôi đã nói không cần sắm sửa cầu kì gì vậy mà bà cứ cố tình mua cho sang mặt với hàng xóm láng giềng, còn lại nợ nần ra sao bà đổ hết lên đầu các con.

Mới cưới được vài ngày đã phải còng lưng trả nợ thế này thì những ngày tháng tiếp theo tôi sẽ phải sống thế nào đây?

Theo Phununews.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.