Đề xuất tăng mức đóng bảo hiểm y tế từ 2019

Thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, có 2 phương án đang được Bộ Y tế đề xuất điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) vào năm 2019.

Đề xuất tăng mức đóng bảo hiểm y tế từ 2019
De xuat tang muc dong bao hiem y te tu 2019 - Anh 1

Bộ Y tế đề xuất điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế từ năm 2019

Bộ Y tế đề nghị cho phép Bộ Y tế và các bộ liên quan trình Chính phủ điều chỉnh mức đóng BHYT từ năm 2019 (Luật BHYT quy định mức đóng BHYT tối đa là 6% lương nhưng hiện nay đang đóng 4,5% lương) với 2 phương án.

Cụ thể, năm 2019 sẽ tăng 0,3% mức lương cơ sở, từ 4,5% lương cơ sở như hiện nay lên 4,8%. Đến năm 2020 tăng tiếp lên 5,1% và năm 2022 là 5,4%, năm 2023 là 5,7% và năm 2024 là 6% (mức cao nhất được quy định trong Luật BHYT).

Phương án 2 là tăng 0,5% vào năm 2019, từ 4,5% lên 5% mức lương cơ sở. Năm 2020 tăng lên 5,5% và năm 2021 là 6% mức lương cơ sở.

Ông Lê Văn Phúc, Phó Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) cho biết, Quỹ BHYT hiện còn một phần chi dự phòng để bù đắp cho phần bội chi của năm 2017 và 2018. Nhưng tới năm 2019, các cơ quan chức năng phải tính toán để điều chỉnh mức đóng BHYT nhằm cân đối quỹ BHYT.

Ngoài ra, từ 1-7 tới, khi mức lương cơ sở tăng từ 1.210.000 đồng lên 1.300.000 đồng thì mệnh giá thẻ BHYT cũng tăng từ 653.000 đồng lên 702.000 đồng/thẻ/năm.

Hiện ngân sách Nhà nước hỗ trợ mua thẻ BHYT cho hơn 48 triệu người là nhóm đối tượng như trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo, cận nghèo, nhóm đối tượng được bảo trợ, người có công với cách mạng, học sinh-sinh viên… Cụ thể, ngân sách nhà nước đang hỗ trợ 100% kinh phí cho khoảng 34,9 triệu người; hỗ trợ mức 70% là 2,5 triệu người; hỗ trợ mức 30% là 11 triệu người.

Vì vậy, nếu tăng mệnh giá thẻ BHYT thì cũng phải cân nhắc đến tài chính của ngân sách. Ông Lê Văn Phúc cho rằng: “Việc tăng là đương nhiên, nhưng mức tăng thêm 0,3 hay 0,5% phải tính toán phù hợp trên cơ sở ngân sách Nhà nước. Việc tăng mức đóng còn ảnh hưởng tới chi phí của doanh nghiệp. Hiện có ý kiến cho rằng, Việt Nam có mức đóng BHYT thuộc nhóm cao trong khu vực. Trong khi đó, doanh nghiệp đang phải chi nhiều khoản phục vụ hoạt động”.

“Mới đây, Chính phủ đã tính toán giảm 0,5% mức đóng của doanh nghiệp vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn và bệnh nghề nghiệp. Do đó, việc tăng mức đóng BHYT cần tính toán tới lộ trình hợp lý”, ông Lê Văn Phúc đề nghị.

Theo ANTĐ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.