Lý do đại biểu đề xuất là xã hội được điều chỉnh bởi nhiều hành vi mà hầu hết là hành vi pháp luật và hành vi đạo đức. Xã hội ngày càng phát triển, quy định pháp luật cũng ngày càng bao quát đến hầu hết các hành vi của con người trong đời sống xã hội nên hành vi đạo đức dần bị thu hẹp.
Nhiều việc chúng ta thấy người ngoài xã hội vô cảm trước những khó khăn, những nguy hiểm có thể xảy ra đối với người khác.
Theo đại biểu Nguyễn Văn Cảnh, một phần ít trong số đó là những người không tốt, còn lại thì những người không giúp đỡ người khác là do họ có tâm lý sợ phiền hà, trách nhiệm về pháp lý, sợ bị hiểu nhầm.
Họ có thể giúp đỡ người khác mà không mong được trả ơn, nhưng họ không làm vì lo ngại “làm ơn, mắc oán”, bởi hành động của họ có rủi ro mà chưa được pháp luật bảo vệ. Bởi ngoài tự bảo vệ cho bản thân thì họ còn phải chăm lo cho gia đình” – đại biểu hội Nguyễn Văn Cảnh nêu thực trạng.
Theo đại biểu, pháp luật chỉ quy định làm việc tốt là nghĩa vụ thì sẽ bị hạn chế, vì con người thường mong muốn làm việc tốt một cách tự nguyện.
Vì vậy, để phát triển hành vi đạo đức trong xã hội, đại biểu Cảnh đề nghị Quốc hội cần nghiên cứu, ban hành một đạo luật mới, đó là Luật Bảo vệ người làm việc tốt, mà nội dung chính là bảo vệ những người làm việc tốt khỏi những trách nhiệm về hành vi phạm tội, tránh các phiền hà về thủ tục pháp lý, tránh bị tổn thương về thể xác và tinh thần, miễn là người đó hành động hợp lý, thiện chí; làm mà không đòi hỏi trả công. Cũng cấm lợi dụng làm việc tốt để vi phạm pháp luật.