Đề xuất hạn chế xe máy vào nội đô Hà Nội, phải có sự đồng bộ từ TW

GD&TĐ - Trao đổi bên hành lang Quốc hội, nhiều đại biểu băn khoăn trước đề xuất hạn chế xe máy vào nội đô Hà Nội.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (đoàn TP Hà Nội) trao đổi, việc đề xuất hạn chế xe máy vào nội đô Hà Nội đã được bàn bạc từ lâu, nhưng vẫn nâng lên đặt xuống chưa thực hiện được. Trong khi đó, số lượng xe máy ngày càng nhiều lên, đường sá chỉ có vậy, nên việc tắc đường, kẹt xe là đương nhiên.

Giải quyết bài toán này, chính Hà Nội cũng lúng túng. Sự lúng túng này là do trung ương, địa phương và các ngành thiếu phối hợp với nhau. Trong khi ngành xây dựng vẫn cho phép xây dựng các dự án cao ốc nhưng đường sá thì không có, nên đương nhiên sẽ tạo sức ép về cơ sở hạ tầng giao thông lên các đô thị lớn.

Không chỉ Hà Nội mà TPHCM cũng gặp phải sự lúng túng trong việc giải quyết bài toán hạ tầng giao thông. Khi sức ép giao thông lớn thì vấn đề hạn chế xe máy hoặc phương tiện cá nhân vào nội đô cần phải đặt ra.

Dĩ nhiên, vào thời điểm này, để thực hiện chính sách hạn chế xe máy không phải là điều dễ dàng, vì hệ thống giao thông công cộng của Hà Nội chưa đủ đáp ứng nhu cầu, mong muốn của người dân.

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh. Ảnh: Internet
 Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh. Ảnh: Internet

Tuy nhiên, theo đại biểu Trần Thị Quốc Khánh, cũng phải hoan nghênh Hà Nội khi thời gian qua có những nỗ lực trong việc khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng như: miễn phí sử dụng phương tiện công cộng cho người trên 60 tuổi.

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh cho rằng, để giải tỏa sức ép mật độ giao thông, một mình Hà Nội làm không được, mà phải có sự đồng bộ từ trung ương. Chẳng hạn như Myanmar, ngay từ đầu, chính quyền của họ đã đưa ra triết lý không phát triển giao thông cá nhân mà hướng vào việc phát triển giao thông công cộng. Với triết lý quản lý như thế, họ đưa ra các chính sách đồng bộ để thực hiện điều này. Còn chúng ta thiếu sự đồng bộ ngay từ đầu, mỗi ngành, mỗi nơi thực hiện quy hoạch một kiểu.

Trao đổi bên hành lang Quốc hội, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) nhấn mạnh, việc xây dựng, thiết kế giao thông văn minh và hiện đại trên tinh thần đặt quyền lợi của dân lên hàng đầu là điều rất mừng.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng. Ảnh: Minh Phong
 Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng. Ảnh: Minh Phong 

Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định thì phải đánh giá cụ thể thực tế đó ra sao chứ không phải đưa ra theo cảm tính. Khi hạn chế xe máy vì nói rằng xe máy ùn tắc nhưng nếu người ta nói nhiều ô tô gây ùn tắc thì sao? Nếu đánh giá không dựa trên cơ sở, sự khảo sát, nghiên cứu, kinh nghiệm của các quốc gia đã từng trải thì rất phiến diện.

Một quyết định sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của triệu người dân. Không có thẩm quyền nào mà để một cấp địa phương ban hành xâm phạm vào lợi ích của người dân. Quyền của người dân họ được đi xe máy. Dân họ đóng thuế để xây dựng giao thông, không những thế họ còn đóng phí môi trường, phí giao thông nên phải bình đẳng với các loại phương tiện khác.

“Chúng ta phải hình dung, bỏ xe máy thì đi bằng phương tiện gì? Vậy chính quyền có thiết kế được hệ thống giao thông phục vụ cho những người không có xe máy. Các nhà quản lý phải đặt mình vào người dân để đưa ra quyết sách tốt. Cần phải mang lại lợi ích cho người dân, tạo lòng tin cho nhân dân thì mới nên làm” – đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.