Đề nghị trưng cầu giám định tâm thần đối với Hoàng Công Lương

GD&TĐ - Sau 1 tuần hoãn, sáng 14/1, TAND TP Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) đưa bị cáo Hoàng Công Lương và 6 bị cáo khác ra xét xử sơ thẩm sự cố y khoa khiến 9 bệnh nhân chạy thận tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình.

Hoàng Công Lương có mặt tại phiên tòa (ảnh: Internet)
Hoàng Công Lương có mặt tại phiên tòa (ảnh: Internet)

Tại phần thủ tục, luật sư Phạm Quang Hưng cho rằng, với dạng bệnh lý liên quan đến tinh thần như thân chủ ông đang mắc, đề nghị HĐXX căn cứ Điều 206 Bộ luật Tố tụng Hình sự, hoãn phiên tòa; Đồng thời, đề nghị trưng cầu giám định tâm thần đối với Hoàng Công Lương tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1. Việc giám định nhằm đảm bảo tính công tâm, khách quan và tính chính xác trong lời khai của bị cáo Lương đối với vụ án. Cùng quan điểm, luật sư Nguyễn Chiến (bào chữa bị cáo Lương) cũng đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa để triệu tập đầy đủ, tất cả những người liên quan, người tham gia tố tụng, đại diện Bộ Y tế.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử, các bị cáo Bùi Mạnh Quốc - nguyên Giám đốc Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh, Hoàng Công Lương- bác sĩ làm việc tại Đơn nguyên lọc máu, BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình - bị Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Hòa Bình truy tố tội Vô ý làm chết người theo khoản 2 Điều 98 Bộ luật Hình sự 1999 với khung hình phạt từ 3 - 10 năm tù.

Bị cáo Hoàng Đình Khiếu - Phó Giám đốc BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình, Trương Quý Dương - nguyên Giám đốc BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình, Đỗ Anh Tuấn - Giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Sơn, Trần Văn Thắng - Trưởng phòng quản lý Vật tư BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình bị xét xử về tộiThiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, theo khoản 2 Điều 285 Bộ luật Hình sự 1999 với khung hình phạt từ 3 năm đến 12 năm tù.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bệnh nhi bị rắn cắn điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: BVCC

Nguy cơ tử vong khi trẻ bị rắn cắn

GD&TĐ - Rắn độc cắn là một tai nạn khá thường gặp, có thể dẫn đến tử vong nếu xử trí không thích hợp, đặc biệt khi bị rắn hổ cắn.