Đề nghị làm rõ trách nhiệm các sai phạm về đăng kiểm

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam là vi phạm mang tính hệ thống, tồn tại trong thời gian dài nhưng mãi đến năm vừa qua mới bị phát hiện.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn ĐBQH Bắc Kạn).
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn ĐBQH Bắc Kạn).

Ngày 25/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2023; việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết số 43 năm 2022 của Quốc hội; chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)…

Phát biểu tại tổ, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn Bắc Kạn) nêu ý kiến, vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam là tham nhũng trục lợi, hiện đang được cơ quan điều tra và các cơ quan chức năng xử lý.

Đây là vi phạm mang tính hệ thống, tồn tại rất lâu nhưng đến bây giờ mới xử lý hàng loạt.

Thời gian qua, mấy chục địa phương đã khởi tố và điều tra các vụ án liên quan đến đăng kiểm.

Đại biểu Thủy đặt vấn đề, với vi phạm mang tính hệ thống trên quy mô rộng, “đụng” đến đâu cũng phải xử lý theo quy định tố tụng. Vậy quản lý Nhà nước về đăng kiểm trong suốt thời gian qua có thanh tra, kiểm tra không?

"Quản lý Nhà nước trong hoạt động đăng kiểm, thanh tra kiểm tra vừa rồi như thế nào? Qua thanh tra phát hiện được vấn đề gì? Có kiến nghị xử lý hay không mà để xảy đến tình trạng như ngày nay là vi phạm có tính chất hệ thống? ", đại biểu Thủy đặt câu hỏi

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, ai làm sai phải chịu trách nhiệm, nhưng những vấn đề liên quan đến đăng kiểm đã ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt của cả người dân và doanh nghiệp.

Do đó, Chính phủ cần có câu trả lời về thanh tra, kiểm tra, chất lượng thanh kiểm tra đối với hoạt động này.

Đề cập đến việc lừa đảo công nghệ cao, đại biểu Thủy cho biết, thời gian qua, cử tri, dư luận và Nhân dân thấy rất lo lắng, bất an đối với vấn đề lừa đảo qua mạng, lừa đảo qua điện thoại thông minh.

Đại biểu đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng tiếp tục có những giải pháp cụ thể đấu tranh với các loại tội phạm mới này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Khâu trọng yếu

GD&TĐ - Để Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra an toàn, nghiêm túc yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất...