Ðể không “mệt” vì viêm tuyến mồ hôi

Viêm tuyến mồ hôi là một tình trạng viêm da mạn tính. Thương tổn thường khu trú ở khu vực hố nách, hiếm gặp ở gờ mu và vùng sinh dục (có thể có liên quan đến chức phận tuyến sinh dục ở nữ).

Ðể không “mệt” vì viêm tuyến mồ hôi

Bệnh cũng hay gặp ở những người tập luyện, lao động nặng mà không chịu khó vệ sinh thân thể.

Dấu hiệu nhận biết

Viêm tuyến mồ hôi thường xảy ra xung quanh nang lông, nơi có nhiều dầu và tuyến mồ hôi, chẳng hạn như nách, háng và vùng hậu môn. Nó cũng có thể xảy ra ở những nơi da chạm với nhau, chẳng hạn như đùi bên trong, dưới vú hoặc giữa mông. 

Đây được coi là một dạng nặng của mụn trứng cá (mụn inversa), viêm tuyến mồ hôi thường xuất hiện sâu trong da xung quanh các tuyến dầu (bã nhờn) và các nang tóc. 

Các bộ phận của cơ thể thường bị ảnh hưởng như bẹn và nách, chẳng hạn - cũng là địa điểm chính của tuyến mồ hôi tiết mùi. Viêm tuyến mồ hôi có thể ảnh hưởng đến một khu vực duy nhất hoặc nhiều khu vực của cơ thể. 

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm tuyến mồ hôi bao gồm: Những vùng hốc nhỏ của da thường có mụn đầu đen hoặc ở các tổn thương xuất hiện u mềm, màu đỏ. 

Những cục u hoặc tổn thương này thường lớn lên, bị vỡ ra, có mùi khó chịu. Ngứa, rát và ra mồ hôi quá nhiều có thể đi kèm với u. 

Những cục u cứng, phát triển dưới da, có kích thước hạt đậu, gây đau nếu kéo dài trong nhiều năm, lớn lên và trở thành viêm. Những vết thương hở lành rất chậm, thường dẫn đến sẹo và phát triển thành rãnh dưới da.

Nguyên nhân do đâu?

Viêm tuyến mồ hôi thường xuất hiện khi tuyến dầu (bã nhờn) và lỗ nang lông phát triển bị bít với chất dịch, các tế bào da chết và các vấn đề khác xung quanh các tuyến mồ hôi tiết mùi. 

Khi các chất này trộn lẫn với dầu từ các tuyến bã nhờn, nó có thể bị mắc kẹt và đẩy vào các mô xung quanh. 

Từ đó, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và có thể gây viêm nhiễm. Ngoài ra, những yếu tố như kích thích tố, di truyền, hút thuốc lá và thừa cân có thể là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. 

Theo nghiên cứu, những người mắc các bệnh lý như: bệnh Crohn, Graves… cũng có thể mắc viêm tuyến mồ hôi.

Ai dễ mắc?

Viêm tuyến mồ hôi thường bắt đầu ở tuổi dậy thì với một vết sưng đau, kéo dài. Những người hay mắc phải như: thừa cân, căng thẳng, thay đổi nội tiết, nhiệt hoặc đổ mồ hôi quá nhiều có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. 

Tuy nhiên, ở một số người bệnh chỉ có triệu chứng nhẹ, nhưng có người thì tình trạng viêm nhiễm dần dần nặng hơn và ảnh hưởng đến nhiều vùng của cơ thể.

Bệnh có nguy hiểm?

Bệnh này nếu không được điều trị đúng mức có thể gây mất thẩm mỹ, co kéo những tổn thương lâu lành và có thể để lại sẹo dày, lớn lên, lõm da hoặc các mảng da sẫm màu hơn bình thường (tăng sắc tố). Nếu các tổn thương ở vùng nách, đùi sẽ khiến cho bệnh nhân khó khăn trong sinh hoạt vì đau đớn.

Trong trường hợp tổn thương nặng không được điều trị, điều trị không đúng, vi khuẩn xâm nhập ở các khu vực da bị tổn thương và có thể lây lan nhanh chóng. Khi đó, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng lan tỏa (ít gặp), phù bạch mạch do viêm và sẹo làm tổn thương mạch bạch huyết, dò trực tràng hoặc niệu đạo, amyloidosis hệ thống, thiếu máu do nhiễm khuẩn mạn tính.

Xử trí thế nào?

Đối với trường hợp nhẹ có thể được điều trị bằng các biện pháp tự chăm sóc bằng các biện pháp vệ sinh sạch sẽ. Dùng xà phòng thông thường, các thuốc sát khuẩn và chống ra mồ hôi (ví dụ aluminum chloride hexahydrate 6,25% tan trong cồn). 

Khi các tổn thương sưng tấy đau có thể đắp gạc ấm có dung dịch sodium chloride (muối)… Người bệnh cần mặc quần áo rộng, thoáng, thấm mồ hôi. Đối với bệnh nhân thừa cân béo phì, cần có chế độ ăn giảm cân…

Nếu tình trạng không cải thiện trong 1-2 tuần hay tái phát lại, cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để được tư vấn và điều trị thích hợp.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ