Đề chuyên Anh “làm khó” thí sinh

GD&TĐ - Kết thúc môn thi chuyên tiếng Anh vào lớp 10 của Hà Nội năm 2017, rời phòng thi không ít thí sinh có tâm trạng không vui vì đề thi có nhiều câu khó.

Thí sinh Hà Nội tham dự Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 theo nguyện vọng vào lớp chuyên năm 2017
Thí sinh Hà Nội tham dự Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 theo nguyện vọng vào lớp chuyên năm 2017

Thí sinh Phạm Văn Kha - học sinh Trường THCS Mỹ Đình II - cho biết, đề thi tương đối khó và dài, khó ngay cả phần đọc hiểu. Nếu may mắn có thể được 5 điểm vì Kha không làm được hết các câu hỏi trong đề.

"Mặc dù đề thi làm khó thí sinh nhưng em nghĩ chắc vẫn có nhiều bạn được 10 điểm. Còn phổ điểm chủ yếu chắc cũng chỉ dao động từ 5-6 điểm" - Văn Kha trao đổi.

Thí sinh Khánh Linh - học sinh Trường Lê Quý Đôn bày tỏ: Đúng là đề thi cũng có nhiều câu hỏi làm khó thí sinh nhưng như thế mới có tính phân hóa. Với những bạn hạn chế về từ vựng và ngữ pháp chắc chắn sẽ không làm được đề thi này.

Vì thế học phải học chắc toàn diện và liên tục bổ sung từ mới cho môn tiếng Anh. Em làm được 70% đề thi, nhiều bạn trong phòng em cũng làm được bài, tuy nhiên không ai dám khẳng định là đúng 100%.

Minh Khuê - học sinh Trường THCS Vinschool - bộc bạch: Đề khó hơn năm ngoái và yêu cầu kiến thức cao hơn nhiều so với học trên lớp. Với những bài khó, muốn làm được cần làm nhiều bài tập. Em hy vọng mình được 6 điểm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.