Đề án tuyển sinh của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Yên Bái

GD&TĐ - Dưới đây là Đề án tuyển sinh của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Yên Bái. Mời bạn đọc quan tâm nghiên cứu và góp ý.

Đề án tuyển sinh của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Yên Bái

ĐỀ ÁN TUYỂN SINH NĂM 2014

TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH YÊN BÁI

QUY ĐỊNH CỦA NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN TUYỂN SINH RIÊNG

I. Mục đích và nguyên tắc lựa chọn phương án tuyển sinh.

1. Mục đích.

- Nhà trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công tác tuyển sinh trong việc lựa chọn phương thức tuyển sinh phù hợp với các ngành đào tạo đặc thù;

- Tạo điều kiện thuật lợi cho thí sinh chứng minh khả năng của mình và phát huy năng khiếu bản thân.

- Mở rộng nguồn tuyển sinh, nâng cao chất lượng tuyển chọn đầu vào, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực văn hóa nghệ thuật.

2. Nguyên tắc.

Nguyên tắc lựa chọn phương án tuyển sinh cao đẳng hệ chính quy năm 2014 của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Yên Bái phải đảm bảo các nguyên tắc chủ yếu sau:

- Đổi mới công tác tuyển sinh phải phù hợp với quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Chiến lược phát triển giáo dục, Chương trình đổi mới giáo dục đại học và các văn bản của Nhà nước về giáo dục và đào tạo; đặt trong sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của UBND tỉnh Yên Bái.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi tối đa, không gây bất kỳ khó khăn nào đối với các thí sinh tham gia dự thi;

- Đảm bảo đúng các quy định của pháp luật, của Quy chế tuyển sinh, không phát sinh tiêu cực trong tổ chức thi tuyển sinh riêng;

- Thông tin về công tác tuyển sinh của trường phải công bố công khai, minh bạch.

II. Phương án tuyển sinh.

1. Phương thức tuyển sinh.

Kết hợp giữa phương án thi tuyển và xét tuyển

a. Tiêu chí xét tuyển

- Đối với ngành Việt Nam học (chuyên ngành Văn hóa Du lịch): Không tổ chức thi tuyển, Nhà trường xét tuyển trên cơ sở kết quả thi đại học, cao đẳng khối C và D1 của thí sinh tại các trường theo kỳ thi chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

- Đối với ngành năng khiếu - Ngành Thanh nhạc: Thi tuyển kết hợp với xét tuyển (thi tuyển các môn năng khiếu kết hợp với xét tuyển môn ngữ văn)

+ Các môn thi tuyển: Thanh nhạc (hệ số 2) + Thẩm âm- tiết tấu (hệ số 1)

Các môn thi chưa nhân hệ số phải đạt từ 5.0 trở lên.

+ Môn xét tuyển: Ngữ văn (tính điểm hệ số 1), xét tuyển dựa vào điểm tổng kết môn ngữ văn 3 năm THPT của thí sinh, điểm trung bình  phải đạt từ 5.0 trở lên, cụ thể:

(Điểm tổng kết môn Ngữ văn lớp 10 + lớp 11 + lớp 12)/ 3

Nộp hồ sơ xét tuyển môn ngữ văn vào ngày làm thủ tục thi (07/2014) gồm có: 1) Học bạ THPT (bản sao có công chứng); 2) Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2014); hoặc bằng tốt nghiệp THPT (đối với thí sinh tốt nghiệp trước năm 2014);

NGÀNH

KHỐI THI

CHỈ TIÊU

MÔN THI

PHƯƠNG THỨC

TUYỂN SINH

Thanh nhạc

N

20

- Ngữ văn : Hệ số 1

- Thẩm âm, tiết tấu: hệ số 1

- Thanh nhạc: Hệ số 2

- Môn Ngữ văn: xét tuyển điểm tổng kết môn ngữ văn 3 năm học cuối cấp của thí sinh

- Môn năng khiếu: Tổ chức thi tuyển tại trường

Việt Nam học

Văn hóa Du lịch

C, D1

25

Xét tuyển theo kết quả thi 3 chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b. Lịch thi tuyển sinh cao đẳng hệ chính quy năm 2014 ngành năng khiếu của trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Yên Bái: Từ ngày 21/7/2014 đến 23/07/2014.

TT

Ngày thi

Buổi

Ngành thi

Môn thi

1

21/7/2014

Sáng

từ 8h30’

Làm thủ tục dự thi, xử lý những sai sót trong đăng ký dự thi của thí sinh.

2

22/7/2014

Sáng

Thanh nhạc

Thẩm âm - tiết tấu - thanh nhạc

Chiều

Thẩm âm - tiết tấu - thanh nhạc

3

23/7/2014

Sáng

Thẩm âm - tiết tấu - thanh nhạc

c. Phương thức đăng ký của thí sinh

- Hồ sơ ĐKDT: Hồ sơ đăng ký dự thi đại học, cao đẳng năm 2014 (theo mẫu của Bộ GD-ĐT).

- Học bạ THPT (phô tô công chứng).

- Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (phô tô công chứng).

- Giấy chứng nhận kết quả thi đại học, cao đẳng cùng khối, cùng ngành

 ( đối với thí sinh xét tuyển)

- Giấy chứng nhận, bằng khen các cuộc thi năng khiếu nghệ thuật từ giải 3 cấp tỉnh trở lên ( đối với thí sinh tuyển thẳng)

- 3 ảnh chân dung mới cỡ 3x4.

        - Hồ sơ xét tuyển môn ngữ văn: Học bạ THPT (bản sao có công chứng);

* Thời gian, phương thức và địa điểm nhận hồ sơ:

Thời gian nộp hồ sơ ĐKDT ngành năng khiếu

Đợt 1: Từ 10/3/2014 - 10/4/2014 bao gồm:

+ Hồ sơ ĐKDT đại học, cao đẳng

+ Học bạ THPT (phô tô công chứng)

+ 3 ảnh cỡ 3x4

Đợt 2: Thí sinh nộp bổ sung hồ sơ: Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (phô tô công chứng), học bạ THPT ngay sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển: Từ 20/8/2014 - 31/10/2014: Nộp Giấy chứng nhận kết quả thi đại học cùng khối, cùng ngành;  Giấy chứng nhận, bằng khen các cuộc thi năng khiếu nghệ thuật từ giải 3 cấp tỉnh trở lên.

Địa điểm: Phòng Đào tạo - Khoa học, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Yên Bái, Km 6 - Phường Đồng Tâm - TP Yên Bái.

Phương thức:

- Nộp trực tiếp tại Phòng Đào tạo - Khoa học, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Yên Bái.

- Gửi phát nhanh qua bưu điện về: Phòng Đào tạo - Khoa học, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Yên Bái, Km 6 - Phường Đồng Tâm - TP Yên Bái.

d. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh

Thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

e. Lệ phí tuyển sinh

          Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Phân tích ưu, nhược điểm của phương án tuyển sinh.

Đối với các trường Văn hóa Nghệ thuật, xây dựng phương án tuyển sinh riêng đối với ngành năng khiếu là rất phù hợp để tuyển chọn được thí sinh có năng khiếu vào học tại trường. Môn năng khiếu nhân hệ số 2, môn ngữ văn được xét tuyển dựa trên kết quả học tập 3 năm THPT của thí sinh, nhằm giảm bớt áp lực thi cử của thí sinh mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra.

Phương án tuyển sinh riêng biểu hiện rõ nét sự công bằng trong các yếu tố: môn ngữ văn được xét tuyển dựa trên kết quả học tập 3 năm THPT của thí sinh, môn năng khiếu được thực hiện thi tuyển đúng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Như vậyvừa đảm bảo được chất lượng nguồn tuyển; phù hợp với quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Chiến lược phát triển giáo dục và tình hình cụ thể của địa phương Tỉnh Yên Bái cũng như các tỉnh trong khu vực nói chung.

3. Điều kiện thực hiện phương án tuyển sinh.

a. Về con người

- Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý.

Hiện nay tổng số cán bộ giáo viên nhân viên là 58,  giáo viên cơ hữu (tính cả biên chế và hợp đồng dài hạn) trong đó có 16 cán bộ làm công tác quản lý kiêm giảng dạy, tổng số giảng viên ( cả kiêm nhiêm) của trường là 49. Đội ngũ giảng viên, giáo viên của nhà trường được đào tạo tại các cơ sở đào tạo lớn như Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, ĐH Nghệ thuật Quân đội, ĐH Mỹ thuật Việt Nam, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Văn hoá,.. đáp ứng tốt các nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong nhà trường.

- Số lượng, chất lượng giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn.

Tổng số: 58:

- Nam 22; Nữ 36

- Biên chế: 51 ( Hợp đồng 68: 3)

- Hợp đồng : 7 ( cán bộ và giáo viên)

- Giáo viên cơ hữu : 46 ( Trong đó cán bộ quản lý 13, HĐ 4)

- Hành chính: 12 (cán bộ quản lý 02; HĐ 3)

- Trình độ chuyên môn: trong 58 cán bộ giảng viên, CNVC có:

+ Cao học, Thạc sỹ: 21 ( 03 đang NCS, đang học Cao học: 06) = 36.2%;

+ Đại học: 33 = 56.89%;

+ Cao đẳng: 02 = 3.44% ( CB HĐ);

+  Trung cấp: 02 = 3.44 (HS giữ lại trường HĐ thỉnh giảng).

Với đội ngũ  cán bộ giảng viên như trên, Nhà trường hoàn toàn đủ năng lực để tự ra đề thi các môn năng khiếu.

b. Cơ sở vật chất.

- Trường bố trí, sắp xếp đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí đảm bảo cho công tác chuẩn bị, công tác tổ chức kỳ thi, chấm thi, công bố kết quả thi, kiểm tra sau khi tuyển sinh đúng quy chế.

- Khu giảng đường 3 tầng và các phòng học cá nhân được xây dựng, bố trí theo đặc thù các ngành, nghề đào tạo của nhà trường. Nhà trường có đủ các phòng thi và các trang thiết bị phục vụ cho công tác tuyển sinh.

- Trường bố trí phòng làm việc và chỗ ăn, nghỉ (cách li) cho các cán bộ ra đề thi và chấm thi.

III. Tổ chức thực hiện.

1. Chuẩn bị thi.

a) Trường thành lập Hội đồng tuyển sinh của trường. Hội đồng tuyển sinh của trường do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng Phụ trách đào tạo làm chủ tịch Hội đồng. Hội đồng có nhiệm vụ phổ biến “Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các văn bản hướng dẫn của Bộ tới các thành viên Hội đồng, những người giúp việc Hội đồng và thí sinh; chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát toàn bộ công tác tuyển sinh của nhà trường và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của “Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy”.

b) Căn cứ “Qui chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy” và các văn bản hướng dẫn về công tác tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hội đồng tuyển sinh Trường thành lập các ban chuyên môn, chuyên trách giúp việc cho Hội đồng, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thực hiện nhiệm vụ được phân công.

c) Trường có trách nhiệm gửi thông báo tuyển sinh đến các địa phương trong khu vực, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên trang website của trường về các ngành đào tạo, chỉ tiêu, khối thi, môn thi, thời gian thi và các thông tin khác liên quan.

d) Chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc biên soạn đề thi, tổ chức thi, chấm thi.

2. Quy trình ra đề thi, chấm thi môn năng khiếu, thanh tra giám sát...

a. Ra đề thi: Trường thành lập Ban đề thi để ra đề thi riêng của trường đối với tất cả các môn thi năng khiếu nghệ thuật. Các cán bộ ra đề thi là những Giảng viên chuyên ngành giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt, đảm bảo giữ gìn bí mật đề thi. Trường chịu trách nhiệm về nội dung đề thi, quy trình ra đề thi, bảo mật đề thi theo đúng qui chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b. Quy trình chấm thi: Chấm thi theo Quy chế tuyển sinh Cao đẳng, đại học chính quy.

Cán bộ chấm thi chấm độc lập tại các phòng riêng biệt, có thư ký phòng thi, các cán bộ coi thi, cán bộ  giám sát, Thanh tra tuyển sinh, Công an, bảo vệ.

Cán bộ chấm thi theo mẫu phiếu chấm thi tuyển sinh năng khiếu của hội đồng thi năm 2014, sau khi thí sinh kết thúc phần thi, cán bộ chấm thi giao phiếu chấm cho ban thư ký niêm phong và cất giữ, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trực tiếp.

c. Thanh tra, giám sát quá trình tổ chức thi, chấm thi:

Hoạt động thanh tra theo quy định hiện hành về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

d. Công tác giải quyết các khiếu nại, tố cáo.

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Hội đồng tuyển sinh nhận đơn phúc khảo các môn thi sau 15 ngày kể từ ngày công bố điểm thi.

- Sau khi nhận đơn phúc khảo, Hội đồng tuyển sinh kiểm tra kết quả điểm và có kết quả thông báo cho thí sinh và website của trường.

e. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo trước, trong và sau khi kết thúc tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thông báo trên Website của trường, trên các phương tiện thông tin đại chúng phương án tuyển sinh của trường. Thông tin tuyển sinh của trường bao gồm: tên trường, ký hiệu trường, địa chỉ liên hệ, trình độ đào tạo, ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, khối thi, môn thi, thời gian thi, vùng tuyển và các thông tin khác liên quan khác.

f. Công tác đảm bảo an toàn cho kỳ thi.

Nhà trường phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng PA83 - Công an tỉnh Yên Bái để đảm bảo an ninh, an toàn cho công tác tuyển sinh

IV. Lộ trình và cam kết của nhà trường.

a. Lộ trình.

Năm 2014: Ngành năng khiếu thực hiện theo đề án tuyển sinh riêng: Môn Ngữ văn: xét tuyển (điểm tổng kết môn ngữ văn 3 năm học cuối cấp của thí sinh), môn năng khiếu được tổ chức thi tuyển tại trường.

Các ngành khác thực hiện tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

Trên cơ sở kinh nghiệm triển khai thí điểm thi tuyển sinh riêng các ngành trên, nhà trường sẽ nghiên cứu để hoàn thiện phương án tuyển sinh làm tiền đề cho việc tự chủ thi tuyển sinh riêng các ngành khác ở các năm tiếp theo.

b. Cam kết của trường.

Nhà trường cam kết thực hiện đúng những nội dung đã nêu trong đề án tuyển sinh.

Thực hiện nghiêm túc các quy định trong chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có trách nhiệm báo cáo, giải trình về tất cả các khâu, các nội dung trong quá trình tuyển sinh theo đúng thời gian quy định.

V. Phụ lục của đề án.

1. Quy chế tuyển sinh và các văn bản hướng dẫn.

Việc thi tuyển theo kỳ thi chung hoặc tổ chức thi riêng các môn năng khiếu đều tuân thủ các quy định trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2.     Kết quả tuyển sinh 5 năm qua (trình độ cao đẳng).

TT

Các ngành đào tạo

2009

2010

2011

2012

2013

1

Quản lý văn hóa

15

0

0

0

0

2

Sư phạm mỹ thuật

22

0

0

0

0

3

Hướng dẫn du lịch

0

21

0

14

9

4

Văn hóa du lịch

0

0

16

0

0

5

Thiết kế đồ họa

0

0

0

8

0

6

Thanh Nhạc

0

0

0

14

15

7

Hội họa

0

0

0

0

2

*

Tổng

37

21

16

36

26

3.  Các ngành đào tạo của trường.

Cao đẳng chính quy:

1. Ngành Quản lý văn hóa

2. Ngành Sư phạm mỹ thuật

3. Ngành Sư phạm âm nhạc

4. Ngành Thanh nhạc

5. Ngành Thiết kế đồ họa

6.  Ngành Hội họa

7. Việt Nam học (chuyên ngành Văn hóa du lịch và Hướng dẫn du lịch)

Trung cấp chuyên nghiệp:

1. Ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống

2. Ngành Biểu diễn nhạc cụ Phương tây

3. Ngành Quản lý văn hóa

4. Ngành  Khoa học thư viện

5. Ngành Thanh nhạc

6. Ngành Sư phạm âm nhạc

7. Ngành Sư phạm mỹ thuật

8. Ngành Hội họa

9. Ngành Thiết kế đồ họa

10. Ngành Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian dân tộc

Ngoài ra nhà trường còn liên kết đào tạo bậc đại học theo hình thức vừa làm vừa học và đào tạo liên thông các ngành:

1. Sư phạm Mỹ thuật 

2. Sư phạm Âm nhạc

3. Hội họa

4. Quản lý văn hóa 

5. Khoa học Thư viện

6. Văn hóa Du lịch

Liên kết với các trường: Đại học Văn hóa Hà Nội; Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Đại học Mỹ thuật Việt Nam.

4. Các nguồn lực để thực hiện đề án.

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch tỉnh Yên Bái được nâng cấp lên cao đẳng từ tháng 3 năm 2008, nhà trường đã đào tạo nhiều thế hệ nghệ sĩ diễn viên đã và đang phát huy có hiệu quả vào công cuộc xây dựng nền văn hoá nghệ thuật dân tộc hiện đại trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Hiện nay, nhiều cán bộ làm công tác Văn hóa Nghệ thuật được trưởng thành từ ngôi trường này đã trở thành những cán bộ chủ chốt ở các cơ quan, ban ngành văn hoá ở tỉnh Yên Bái và các tỉnh lân cận. Hiện nay nhà trường đang đào tạo  trình độ cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp các ngành: Nhạc cụ, Thanh nhạc,  Múa, Hội họa, Quản lý Văn hóa, Việt Nam học… kết quả từng bước tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội.

Là một đơn vị sự nghiệp, trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, chịu sự quản lý Nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo; có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình độ Cao đẳng và các trình độ thấp hơn trong các lĩnh vực: Việt Nam học Âm nhạc, Mỹ thuật, Múa, Thư viện, Quản lý văn hóa, Du lịch, Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội tỉnh Yên Bái và các tỉnh phía Bắc.

a. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hành chính và khoa chuyên môn:

   * Các phòng, ban, trung tâm:

- Ban Giám hiệu;

- Phòng Tổ chức - Hành chính;

- Phòng Đào tạo và Nghiên cứu khoa học

- Phòng Quản lý HSSV

- Phòng Kế hoạch và Tài chính

- Trung tâm nghề và hợp tác đào tạo.

* Các khoa:

- Khoa Kiến thức cơ bản;

- Khoa Mỹ thuật;

- Khoa Âm nhạc

- Khoa Múa và Sân khấu

- Khoa Văn hóa Du lịch

b. Cơ sở vật chất

Nhà trường hiện đóng tại Km6, phường Đồng Tâm - Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái; với diện tích 7000m2. Số phòng học: 27 phòng học với tổng diên tích là 1.800m2, trong đó 80% là kiên cố, 20% bán kiên cố (Xưởng vẽ, phòng giảm âm,…) đủ tiêu chuẩn học các môn chuyên ngành như Âm nhạc, Thanh nhạc, Múa…

- Sân ngoài trời (sân bê tông và sân cỏ) khoảng 3000m2 hiện tại được sử dụng là nơi học các môn  giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng, sinh hoạt câu lạc bộ văn hóa thể thao,…

- Nhà ký túc xá: 3 tầng kiên cố với diện tích 850m2 có đủ chỗ cho 200 HSSV, phòng có công trình phụ khép kín đảm bảo độ thoáng mát, có không gian

đủ điện, nước, quạt phục vụ cho việc sinh hoạt của HSSV.

- Phòng làm việc chuyên môn: 06 phòng với tổng diện tích 250m2 .

- Phòng tin học: 120m2.

- Phòng sinh hoạt văn hóa: 180m2. Đây vừa là nơi cập nhật thông tin hàng ngày vừa là nơi học thực hành cho các giờ chuyên ngành.

- Nhà hiệu bộ (Phòng Tổ chức - Hành chính, phòng Kế hoạch tài chính, Ban giám hiệu): 02 tầng với 800m2.

- Khuôn viên vườn hoa, đèn cao áp, cây cảnh vườn sinh thái.

- Nhà bếp: Diện tích 200m2.

c. Nhân sự.

Nhà trường có 58 cán bộ, giảng viên, trong đó

- Biên chế: 51 ( Hợp đồng 68: 3)

- Hợp đồng : 7 ( cán bộ và giáo viên)

- Giáo viên cơ hữu : 46 ( Trong đó cán bộ quản lý 13, HĐ 4)

- Hành chính: 12 (cán bộ quản lý 02; HĐ 3)

- Trình độ chuyên môn: trong 58 cán bộ giảng viên, CNVC có:

+ Cao học, Thạc sỹ: 21 ( 03 đang NCS, đang học Cao học: 06) = 36.2%;

+ Đại học: 33 = 56.89%;

+ Cao đẳng: 02 = 3.44% ( CB HĐ);

+  Trung cấp: 02 = 3.44 (HS giữ lại trường HĐ thỉnh giảng).

Đặc thù trong đào tạo nghệ thuật, (quy định lớp học chuyên  ngành 01 thầy/01 học sinh/ giờ học), Để đáp ứng yêu cầu về số giáo viên lên lớp chuyên ngành và nâng cao chất lượng học tập của HS,  trong năm học nhà trường vẫn thực hiện hợp đồng thỉnh giảng một số giáo viên là nghệ sỹ ưu tú, hoặc giảng viên có trình độ thạc sỹ các chuyên ngành nghệ thuật : Thanh nhạc, Nhạc cụ, Mỹ thuật của những trường Đại học lớn tại Hà Nội về giảng dạy tại trường.

Tất cả những điều kiện trên của Trường sẽ đảm bảo trong công tác thi tuyển theo đề án xây dựng trên đây và chuẩn bị cho những năm tiếp theo.

Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Yên Bái xây dựng phương án tuyển sinh 2014. Kính trình Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét và phê duyệt, để nhà trường có căn cứ thực hiện các bước tiếp theo của công tác tuyển sinh theo đúng kế hoạch và quy chế./. 

Yên Bái, ngày 20/01/2014

HIỆU TRƯỞNG

Vũ Thị Bích Nga



Download toàn văn đề án tại đây>>>

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ