Đề án tuyển sinh của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

GD&TĐ - Dưới đây là Đề án tuyển sinh của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Mời bạn đọc quan tâm nghiên cứu và góp ý.

Đề án tuyển sinh của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

PHẦN MỞ ĐẦU

 1. Những cơ sở pháp lý để xây dựng đề án

         - Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009;

         - Quyết định số 221/2005/QĐ –TTg ngày 9/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Chương trình Quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020;

         - Quyết định số 102/QĐ-BGD ĐT ngày 08/01/2013 của Bộ trưởng Bô GD&ĐT về việc Phê duyệt Đề án thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy vào các trường khối Văn hóa – Nghệ thuật;

         - Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XXI về: “ Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”;

         - Chiến lược, Quy hoạch phát triển ngành và phát triển nhân lực ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2013;

         - Các đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:

         + “Xây dựng đội ngũ trí thức ngành Văn hóa,Thể thao & Du lịch giai đoạn 2011-2010”;

         + “Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo các trường văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2011-2020”;

         + “Đào tạo,bồi dưỡng cán bộ giảng viên có trình độ cao trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2011-2020”

         - Công văn số 2955/KTKĐCLGD ngày 10/12/2013 của Bộ GD&ĐT về việc tuyển sinh riêng vào đại học , cao đẳng hệ chính quy;

         - Đề án tuyển sinh của Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt theo quyết định số 102/QĐ-BGD ĐT ngày 08/01/2013;

2. Bố cục của đề án

       - Mục đích và nguyên tắc lựa chọn phương án tuyển sinh;

       - Phương án tuyển sinh;

       - Tổ chức thực hiện;

       - Lộ trình và cam kết;

       - Phụ lục

  I. MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH

1.1. Mục đích

- Nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào, đáp ứng mục tiêu đào tạo âm nhạc và phù hợp điều kiện cũng như tính chất đặc thù đối với các ngành đào tạo tại Học viện âm nhạc Quốc gia Việt nam.

 - Phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam trong công tác tuyển sinh; Mở rộng nguồn tuyển sinh, nhằm nâng cao chất lượng tuyển chọn đầu vào, phù hợp với đặc điểm và mục tiêu đào tạo nhân lực ngành âm nhạc.

 - Tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh thi vào Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam và bảo đảm để thí sinh vẫn có cơ hội tham gia thi và xét tuyển vào các trường đại học khác.

1.2. Nguyên tắc

-  Không gây khó khăn đối với các thí sinh tham gia dự thi.

- Đảm bảo đúng các quy định của pháp luật, của Quy chế tuyển sinh, không phát sinh tiêu cực trong tổ chức thi tuyển sinh riêng.

- Thông tin về công tác tuyển sinh của Học viện phải công bố công khai, minh bạch, tạo cơ chế để thí sinh và xã hội giám sát.

                                     II. PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH

2.1. Phương thức tuyển sinh

Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển.

2.1.1. Khối thi, các môn thi và môn xét tuyển

a) Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam tuyển sinh theo khối năng khiếu ( khối N ).

b) Học viện chỉ tổ chức thi tuyển các môn năng khiếu, xét tuyển môn Ngữ văn.

c) Các môn thi :

1. Môn cơ sở ( chuyên môn chính).

2. Môn cơ bản ( các môn năng khiếu thuộc khối kiến thức âm nhạc như: xướng âm, ghi âm  điệu, ghi âm hợp điệu, kiến thức âm nhạc tổng hợp, piano cơ bản).

 Các môn thi năng khiếu cụ thể cho các ngành :

STT

Tên ngành

Môn thi năng khiếu

1

Âm nhạc học

- Viết tiểu luận

- Kiến thức âm nhạc

- Ghi âm

- Xướng âm (sơ tuyển)

- Piano cơ bản ( sơ tuyển)

2

Sáng tác âm nhạc

- Thi viết sáng tác

- Trình bày tác phẩm đã sáng tác trước Hội đồng

- Kiến thức âm nhạc

- Ghi âm

- Xướng âm ( sơ tuyển)

- Piano cơ bản (sơ tuyển)

3

Chỉ huy

(2 chuyên ngành)

- Chỉ huy

- Kiến thức âm nhạc

- Ghi âm

- Xướng âm (sơ tuyển)

- +Piano cơ bản (sơ tuyển)

4

Thanh nhạc

- Biểu diễn thanh nhạc

- Kiến thức âm nhạc

- Ghi âm

- Xướng âm ( sơ tuyển)

5

Piano

- Biểu diễn Piano

- Kiến thức âm nhạc

- Ghi âm

6

Biểu diễn nhạc cụ phương Tây

( 20 chuyên ngành )

- Biểu diễn nhạc cụ

- Kiến thức âm nhạc

- Ghi âm

7

Biểu diễn nhạc cụ truyền thống

( 7 chuyên ngành )

- Biểu diễn nhạc cụ

- Kiến thức âm nhạc

- Ghi âm

8

Nhạc Jazz

( 6 chuyên ngành )

- Biểu diễn nhạc cụ

- Kiến thức âm nhạc

- Ghi âm

d) Môn xét tuyển: môn Ngữ văn

         Điểm xét tuyển môn Ngữ văn được tính là điểm trung bình của kết quả thi tốt nghiệp phổ thông và điểm tổng kết các năm học trung học phổ thông của môn Ngữ văn.

         Đối với những thí sinh chỉ có bằng tốt nghiệp trung cấp âm nhạc chính quy ( trong đó có những môn học văn hóa) sẽ xét theo phương thức lấy điểm trung bình chung của môn Ngữ văn của 3 năm học cuối trung cấp.

Dự kiến điểm xét tuyển môn Ngữ văn từ 5,0 trở lên.

2.1.2. Các ngành phải thi sơ tuyển

a) Thi sơ tuyển đối với các thí sinh thi vào ngành Thanh nhạc chưa tốt nghiệp trung cấp thanh nhạc.

b) Thi sơ tuyển xướng âm và piano cơ bản đối với các thí sinh thi vào các ngành Âm nhạc học, Sáng tác và Chỉ huy.

c) Thi sơ tuyển từ ngày 20 đến 23/06/2014.

2.1.3. Phương thức đăng kí dự thi

- Hồ sơ  gồm:

+ Phiếu đăng ký dự thi đại học năm 2014 (theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

+ Giấy chứng nhận ưu tiên .

+ 2 ảnh chân dung mới cỡ 3 x 4.

+ 2 phong bì dán sẵn tem, ghi địa chỉ nơi nhận.

- Thí sinh tốt nghiệp phổ thông trung học từ năm 2013 trở về trước nộp bản sao học bạ và giấy chứng nhận điểm thi tốt nghiệp môn Ngữ văn (có công chứng) cùng với Phiếu đăng ký dự thi. Thí sinh tốt nghiệp năm 2014 nộp bản sao học bạ và bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời vào ngày tập trung làm thủ tục dự thi (29-06-2014).

- Thời gian, địa điểm và phương thức nhận hồ sơ:

Thời gian: Từ ngày 01 - 4 - 2014 đến hết ngày 30 - 5 - 2014.

Địa điểm: Văn phòng tuyển sinh, Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam số 77, phố Hào Nam, quận Đống Đa, Hà Nội.

Phương thức:

- Nộp trực tiếp tại Văn phòng tuyển sinh, Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

- Gửi chuyển phát nhanh qua bưu điện về: Văn phòng tuyển sinh - Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam, số 77, phố Hào Nam, quận Đống Đa,  Hà Nội.

2.1.4. Lệ phí tuyển sinh: thực hiện theo Thông tư liên tịch số 25/2013/TTLT-BTC-BGD ĐT quy định chế độ thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh đại học ,cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.

2.1.5. Chỉ tiêu đăng ký: 150

2.2.  Ưu điểm của phương án tuyển sinh

Việc tổ chức thi tuyển kết hợp với xét tuyển cho phép lựa chọn được các sinh viên có đủ điều kiện về kiến thức văn hóa (thông qua kết quả học tập ở phổ thông) và có năng khiếu (thông qua thi tuyển các môn năng khiếu) phù hợp với các chuyên ngành đặc thù của trường.

- Phát huy được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công tác tuyển sinh.

- Học viện được chủ động về thời gian tuyển sinh không trùng với kỳ thi “3 chung” tạo điều kiện để thí sinh có thể thi vào các trường đại học khác.

- Học viện có điều kiện tuyển chọn chất lượng đầu vào tốt hơn do xét tuyển môn Ngữ văn, thí sinh có thời gian chuẩn bị nhiều hơn cho việc thi các môn năng khiếu.

2.3. Điều kiện thực hiện phương án tuyển sinh

2.3.1. Khái quát về cơ sở đào tạo

Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam được thành lập từ năm 1956 với  chức năng đào tạo, nghiên cứu và biểu diễn. Trong gần 60 năm kể từ khi thành lập, Học viện đã đào tạo được một số lượng lớn nghệ sĩ, giảng viên; các nhà lý luận âm nhạc, nhạc sĩ sáng tác và chỉ huy dàn nhạc của Việt nam.

Học viện hiện có quan hệ với hơn 60 tổ chức âm nhạc và nhạc viện có tên tuổi trên thế giới. Hiện Học viện có một đội ngũ nhiều GS,PGS, TS, giảng viên đầu ngành tham gia giảng dạy. Nhiều công trình khoa học đã được công bố trong đó nổi bật với những công trình cấp nhà nước và khu vực,những hồ sơ về di sản âm nhạc phi vật thể của Việt Nam đã được UNESCO công nhận.

 Nhiều giảng viên, sinh viên của Học viện đã đoạt giải cao tại các cuộc thi âm nhạc quốc gia và quốc tế.  Học viện đã được đánh giá cao về chất lượng đào tạo thông qua những chương trình biểu diễn của các giảng viên, học sinh, sinh viên; các cuộc lưu diễn của Dàn nhạc giao hưởng và Dàn nhạc dân tộc ở trong và ngoài nước….

Học viện đã được giao nhiệm vụ đào tạo cao học từ năm 1992 và đào tạo tiến sĩ từ năm 2000. Hàng trăm thạc sĩ và tiến sĩ đã tốt nghiệp hiện đang công tác tại nhiều cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu và các đơn vị nghệ thuật trên cả nước; là nguồn nhân lực trình độ cao có những đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp phát triển nền âm nhạc Việt nam tiên tiến , đậm đà bản sắc.

Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước cũng như các tổ chức quốc tế.

2.3.2. Điều kiện về con người

Hiện nay trong đội ngũ giảng viên của Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam   (cơ hữu và hợp đồng giảng dạy ) có 06 GS, 20 PGS, 17 TS và 103 Thạc sĩ; 15 giảng viên được phong tặng danh hiệu NGND,NSND và  hơn 60 NGUT, NSUT. Tất cả các giảng viên đã và đang là lực lượng nòng cốt của sự nghiệp phát triển đào tạo của Học viện, đảm bảo cho công tác tuyển sinh Đại học.

2.3.3. Cơ sở vật chất

 (Thông tin về cơ sở vật chất và kỹ thuật của Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam tại phụ lục của đề án ).

Học viện đảm bảo bố trí, sắp xếp đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác chuẩn bị, công tác tổ chức xét tuyển, công bố kết quả, hậu kiểm tuyển sinh đúng quy chế.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.1. Chuẩn bị thi tuyển sinh

3.1.1. Căn cứ “Qui chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui” của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các văn bản hướng dẫn về công tác tuyển sinh, Hội đồng tuyển sinh của Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam điều hành các công việc liên quan đến công tác tuyển sinh, Hội đồng tuyển sinh của trường do Giám đốc Học viện làm chủ tịch Hội đồng. Hội đồng tuyển sinh có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo toàn bộ công việc thi và tuyển sinh.

Hội đồng tuyển sinh có các Ban giúp việc theo quy định của Quy chế tuyển sinh: Ban thư ký,Ban đề thi, Ban coi thi, Ban chấm thi, Ban cơ sở vật chất, Ban thanh tra...

3.1.2. Thông báo trên website của Học viện, trên các phương tiện thông tin đại chúng phương án tuyển sinh của Học viện. Thông tin tuyển sinh của Học viện bao gồm: tên trường, ký hiệu trường, địa chỉ liên hệ, trình độ đào tạo, ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, khối thi, môn thi, thời gian thi, vùng tuyển và các thông tin khác liên quan khác.

3.1.3. Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực... cho việc biên soạn đề thi, tổ chức thi, chấm thi ...

3.2.Thời gian thi

 Thời gian thi được tổ chức trước kỳ thi “3 chung” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức để đảm bảo các cơ hội cho thí sinh có thể tham gia thi và xét tuyển ở những ngành khác khối Văn hóa – Nghệ thuật.

-         Thời gian thi:Từ 01/07/2014 đến 03/07/2014.

-         Thời gian thi sơ tuyển: Từ 20 đến 23/06/2014.

3.3. Địa điểm thi

Địa điểm thi tại Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Địa chỉ: số 77 phố Hào Nam, quận Đống Đa, Hà Nội.Địa điểm thi do Trường chủ động bố trí và đảm bảo an toàn và thuận tiện nhất cho thí sinh.

3.4. Ra đề thi

3.4.1.  Nhà trường thành lập Ban đề thi trực thuộc Hội đồng tuyển sinh để ra đề thi riêng các môn thi năng khiếu như: Âm nhạc học, Sáng tác, Kiến thức âm nhạc tổng hợp, Xướng âm, Ghi âm.

3.4.2. Yêu cầu về nội dung đề thi, qui trình ra đề thi, bảo mật đề thi, quản lý, phân phối sử dụng đề thi phải phù hợp với đặc thù của ngành đào tạo, nhưng không trái với qui chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

3.5. Chấm thi và phúc khảo bài thi

3.5.1. Tổ chức chấm thi được thực hiện theo đúng qui chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3.5.2. Học viện sẽ bố trí đặt camera và máy ghi âm tại một số điểm thi năng khiếu trực tiếp nhưng không làm ảnh hưởng đến tâm lý của thí sinh.

3.5.3. Kết quả thi của thí sinh được công bố công khai trên website của Học viện ( www.vnam.edu.vn ) và các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.

3.5.4. Không phúc khảo các môn thi năng khiếu.

3.6. Xét tuyển

a) Trường tự chủ xét tuyển, sử dụng kết quả thi riêng trên cơ sở số chỉ tiêu được phân, đảm bảo chất lượng và công bằng.

b) Đối với các đối tượng ưu tiên chính sách hay khu vực, mức chênh lệch điểm thực hiện theo quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

c) Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT đối với các thí sinh đã có bằng tốt nghiệp văn hóa lớp 12 và bằng tốt nghiệp trung học âm nhạc chính quy, đã đoạt giải thưởng tại các cuộc thi âm nhạc quốc gia hoặc quốc tế có uy tín. Học viện sẽ xét công nhận các cuộc thi dựa trên tiêu chí và quy mô của cuộc thi mà thí sinh đã đoạt giải thưởng. Thủ tục xét tuyển theo quy chế của Bộ GD&ĐT.

 3.7. Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện công tác tuyển sinh

Học viện bố trí nhân sự thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy định về công tác xét tuyển, thi tuyển sinh đại học hệ chính quy theo đúng Quy chế tuyển sinh.

3.8. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo

- Báo cáo công tác chuẩn bị tuyển sinh, lịch thi, thời gian thi, địa điểm thi…

- Báo cáo nhanh về tình hình thi theo từng buổi thi trong suốt quá trình thi tuyển sinh.

- Báo cáo tổng kết quá trình tuyển sinh, kết quả tuyển sinh, đánh giá những thuận lợi và khó khăn Nhà trường gặp phải.

3.9. Sự phối hợp và hỗ trợ của các ban, ngành địa phương trong các khâu của công tác tuyển sinh

 Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam phối hợp với Công an phường Ô Chợ Dừa – quận Đống Đa – Hà Nội, Phòng PA83 - Công an thành phố Hà Nội, Điện lực quận Đống Đa…trong toàn bộ quá trình tuyển sinh.

                       IV. LỘ TRÌNH VÀ CAM KẾT CỦA TRƯỜNG

4.1. Lộ trình

Năm 2013, Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam là 1 trong 10 trường thuộc khối Văn hóa - Nghệ thuật được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt đề án tuyển sinh riêng . Rút kinh nghiệm công tác tổ chức tuyển sinh năm 2013 và tiếp thu ý kiến đóng góp trên các phương tiện thông tin đại chúng, Học viện sẽ đưa ra các điều chỉnh cần thiết để tiếp tục thực hiện đề án tuyển sinh riêng năm 2014 và những năm tới.

4.2. Cam kết

- Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam cam kết tổ chức tuyển sinh theo  Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và dưới sự chỉ đạo và giám sát của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam cam kết và chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm túc, an toàn, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thí sinh tham gia đăng dự thi, đảm bảo nghiêm túc, công bằng, khách quan và chống mọi hiện tượng tiêu cực.

- Các thông tin về hoạt động tuyển sinh của trường được công bố rộng rãi, công khai, để xã hội, phụ huynh và thí sinh theo dõi, giám sát.

- Xử lí nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật các hiện tượng tiêu cực, hành vi vi phạm Quy chế nếu có.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời. Kết thúc kỳ tuyển sinh năm 2014, Học viện âm nhạc Quốc gia Việt nam sẽ tiến hành tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Giáo dục và Đào tạo .

                                        V. PHỤ LỤC ĐỀ ÁN

      5.1. Dự thảo Quy chế tuyển sinh và các văn bản hướng dẫn

     5.1.1. Dự thảo quy chế tuyển sinh

         Việc tổ chức tuyển sinh riêng các môn thi năng khiếu đều tuân thủ các quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

         Hình thức xét tuyển môn Ngữ văn thực hiện theo phương thức lấy điểm trung bình chung của môn Ngữ văn của các năm học THPT và kết quả thi tốt nghiệp THPT. Dự kiến điểm xét tuyển từ 5.0 trở lên.

       5.1.2. Các văn bản hướng dẫn

          Như mục 1, Phần Mở đầu Đề án

       5.2. Thống kê kết quả tuyển sinh đại học từ 2009 đến 2013

Năm học

Chỉ tiêu

Dự thi

Trúng tuyển

Nhập học

Ghi chú

2009

180

154

82

80

2010

150

145

119

114

2011

150

146

104

101

2012

150

136

104

99

2013

150

114

86

85

       5.3. Danh mục các ngành đăng ký tuyển sinh riêng

STT

NGÀNH ĐÀO TẠO

MÃ NGÀNH

1.

Âm nhạc học

D52210201

2.

Sáng tác âm nhạc

D52210203

3.

Chỉ huy âm nhạc

( 2 chuyên ngành )

D52210204

4.

Thanh nhạc

D52210205

5.

Biểu diễn nhạc cụ phương Tây

( 20 chuyên ngành )

D52210207

6.

Nhạc Jazz

( 6 chuyên ngành )

D52210209

7.

Piano

D52210208

8.

Biểu diễn nhạc cụ Truyền thống

( 7 chuyên ngành )

D52210210

       5.4. Đội ngũ giảng viên ( cơ hữu và hợp đồng giảng dạy )

                                                                                            Đơn vị tính: Người

STT

Nội dung

Tổng số

Giáo sư

Phó Giáo sư

TSKH,

TS

Thạc sĩ

Cử nhân

Khác

1

2

(3+4+5+6+7+8)

3

4

5

6

7

8

Tổng số

217

06

20

18

103

68

02

1

Khoa Nhạc cụ truyền thống

37

0

0

01

19

15

0

2

Khoa Kèn - Gõ

21

0

02

02

08

08

0

3

Khoa Piano

31

01

01

05

18

07

0

4

Khoa Accodeon-Organ-Guitare -

Nhạc Jazz

25

0

02

03

13

05

0

5

Khoa Thanh nhạc

21

01

0

01

14

06

0

6

Khoa Dây

26

02

03

03

13

05

0

7

Khoa Lý luận-Sáng tác-Chỉ huy

22

03

08

03

03

05

0

8

Khoa Kiến thức âm nhạc

19

0

02

0

10

07

0

9

Khoa Mác Lênin – Kiến thức Đại cương

11

0

01

0

05

05

0

10

Khoa Văn hóa

07

0

0

0

01

04

02

       5.5. Thông tin về cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện có

STT

Nội dung

Đơn vị

tính

Số lượng

I

Diện tích đất đai

ha

2,5

II

Diện tích sàn xây dựng

m2

10.076

1

Giảng đ­ường

Số phòng

phòng

185

Tổng diện tích

m2

5.456

2

Phòng học máy tính

Số phòng

phòng

02

Tổng diện tích

m2

240

3

Phòng học ngoại ngữ

Số phòng

phòng

02

Tổng diện tích

m2

240

4

Thư­ viện

m2

2.496

5

Phòng thí nghiệm

Số phòng

Tổng diện tích

6

Xư­ởng thực tập, thực hành

Số phòng

Tổng diện tích

7

Ký túc xá thuộc cơ sở đào tạo quản lý

Số phòng

phòng

60

Tổng diện tích

m2

4.426

8

Diện tích nhà ăn của cơ sở đào tạo

m2

120

9

Diện tích khác:

Diện tích hội trường

m2

1.890

Diện tích nhà thi đấu đa năng

m2

916

   Căn cứ vào tình hình thực tế và năng lực của Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam về đội ngũ giảng viên, kinh nghiệm về tuyển sinh cũng như về cơ sở vật chất; căn cứ việc Học viện đã thực hiện nghiêm túc kỳ thi tuyển sinh riêng năm 2013 theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo…Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam đề nghị Bộ Giáo dục & Đào tạo thông qua đề án này và chấp thuận cho Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam được tiếp tục tổ chức tuyển sinh riêng, tạo điều kiện cho Học viện có thể hoàn thành “Đề án chiến lược phát triển Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt.

                                                                                        GIÁM ĐỐC

                                                                  PGS.TS  LÊ VĂN  TOÀN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.