Đề án Clema – chia sẻ những thiệt thòi cho trẻ khuyết tật

GD&TĐ - Từ 21/11 đến 7/12/2016, Dự án Clema đã có chương trình làm việc tại Việt Nam. CLEMA là Đề án nghiên cứu và phát triển quốc tế trong khuôn khổ Dự án ERASMUS + Châu Âu. 

Đề án Clema – chia sẻ những thiệt thòi cho trẻ khuyết tật
Đề án Clema – chia sẻ những thiệt thòi cho trẻ khuyết tật ảnh 1Đề án Clema – chia sẻ những thiệt thòi cho trẻ khuyết tật ảnh 2Đề án Clema – chia sẻ những thiệt thòi cho trẻ khuyết tật ảnh 3
Mục đích của Đề án là tạo dựng một lĩnh vực nghề nghiệp mới ở Việt Nam, đó là nhân viên hỗ trợ giáo dục hòa nhập.

Với 25 thành viên, gồm chuyên gia, giảng viên chuyên ngành, các điều phối viên và đến từ 7 trường đại học, cao đẳng thuộc 4 quốc gia: Đan Mạch, Phần Lan, Bỉ và Việt Nam tham gia thực hiện dự án đã có nhiều buổi tiếp xúc, gặp gỡ và trao đổi các nội dung liên quan đến Đề án.

Chương trình làm việc với nhiều nội dung liên quan cùng các đối tác của Bộ GD&ĐT, Ban chỉ đạo giáo dục trẻ em khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, Trung tâm hỗ trợ giáo dục Đắc Lắc, Trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục cho trẻ em khuyết tật Thái Nguyên, Trung tâm hỗ trợ và phát triển GD hòa nhập HCM…

Các chuyên gia đến từ châu Âu đã có các Hội thảo tại Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương Hà Nội, đi thực tế tại Thái Nguyên và chương trình làm việc với Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang.

Đề án nghiên cứu xây dựng 8 chương trình đào tạo ở trình độ đại học, cao đẳng, hệ chính quy và phi chính quy, dành cho các độ tuổi người học khác nhau. Đề án cũng hướng đến việc bồi dưỡng, đào tạo các giáo viên, cán bộ tại các cơ sở giáo dục mầm non, trường học, cung cấp tài liệu, tổ chức tập huấn, hội thảo... nhằm từng bước chuyển đổi mô hình trường lớp truyền thống sang mô hình giáo dục hòa nhập.

Đề án đưa ra những hành động cụ thể nhằm tạo ra tác động hiệu quả đáp ứng "’Chiến lược xóa đói giảm nghèo quốc gia giai đoạn 2011-2020", góp phần xóa bớt khoảng giữa các vùng miền ở Việt Nam. Với chỉ tiêu (đến 2020): Đào tạo mới 210 nhân viên hỗ trợ giáo dục đặc biệt; tiếp cận và hỗ trợ giáo dục 70% trẻ em khuyết tật hướng đến hòa nhập xã hội và làm chủ cuộc sống bản thân.

Theo NGƯT.TS Đặng Lộc Thọ - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương, đơn vị tham gia phối hợp chỉ đạo xây dựng đề án, đây là một Đề án có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với giáo dục hòa nhập, vì sẽ góp phần cải thiện các điều kiện và chất lượng dạy – học đối với trẻ khuyết tật, đối tượng thiệt thòi trong xã hội. Chúng tôi tin tưởng rằng Đề án sẽ được triển khai thực hiện thành công và sẽ đem lại những hiệu quả tốt đẹp cho GDMN và GDHN của Việt Nam.

Trưởng điều phối viên và trợ lý giáo sư ông Jesper Stage Petersen -chuyên ngành giáo dục hòa nhập, Cao đẳng Tổng hợp Zealand, UCSJ - cho biết: Ý nghĩa của Đề án là hết sức thiết thực, khác với truyền thống là đào tạo giáo viên dạy trẻ khuyết tật, chúng tôi xây dựng chương trình đào tạo nhân viên hỗ trợ giáo dục hòa nhập sẽ đảm nhiệm các vai trò vừa là giáo viên, vừa là chuyên gia tâm lý, nhưng cũng là nhân viên vật lý trị liệu.

Ông Jesper Stage Petersen cũng bày tỏ tin tưởng với Đề án này, khởi đầu chỉ tiêu có 210 sinh viên ở một số trường sư phạm cùng khoảng 600 giáo viên đang đứng lớp. Nhưng trong tương lai sẽ có nhiều trường sư phạm khác cùng tham gia vì đây là mô hình rất hay và hiệu quả ở châu Âu, với việc đào tạo không chỉ là giáo viên khuyết tật mà còn là nhân viện vật lý trị liệu, đồng thời cũng là nhà tâm lý, chuyên gia công tác xã hội trong giáo dục hòa nhập.

Đề án được triển khai thực hiện kéo dài 3 năm (từ 2016 đến 2020) qua 11 giai đoạn, với sự tham gia cảu 7 trường ĐH, CĐ ở 4 quốc gia: Đan Mạch, Phần Lan, Bỉ và Việt Nam và 5 thành viên đối tác gồm: Ban chỉ đạo Giáo dục và hỗ trợ trẻ em khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn (Bộ GD&ĐT), Trung tâm Hỗ trợ giáo dục Đăk Lăk, Trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục trẻ em khuyết tật Tỉnh Thái Nguyên, Trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập Tp.HCM, Tổ chức SEAMEO CELLL.

Bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ của tổ chức CRS Hòa Kì cùng với sự hỗ trợ chỉ đạo xây dựng chương trình của các trường sư phạm hàng đầu Việt Nam về giáo dục mầm non và giáo dục hòa nhập là Trường CĐSPTƯ Hà Nội, Trường CĐSPTƯ Nha Trang, Trường CĐSPTƯ HCM cùng với Trường ĐHSP Hà Nội, thêm nữa đây lại là một lĩnh vực đào tạo nhằm giảm thiểu những thiệt thòi cho trẻ khuyết tật, đã và đang nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền và ngành GD, chắc chắn sẽ hứa hẹn thành công.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ