Dạy trẻ bằng phần thưởng - Lợi bất cập hại

GD&TĐ - Hiện nay, trong nhiều gia đình, bố mẹ thường dùng tiền hoặc các món quà vật chất để làm phần thưởng khuyến khích con trẻ khi làm được một việc gì đó. Tuy nhiên, khi thưởng hoặc phạt đều phải thích ứng với tình huống và cá tính từng trẻ. Để phần thưởng mang lại hiệu quả mong muốn, cha mẹ cũng phải có nghệ thuật và sự cân nhắc khi thực hiện.

Dạy trẻ bằng phần thưởng - Lợi bất cập hại

Khuyến khích bằng phần thưởng

Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy khá hài lòng với phương pháp giáo dục bằng phần thưởng, bởi kích thích đứa trẻ thực hiện nhiệm vụ được giao.

Chị Lê Thu Huyền, giáo viên Học viện Dân tộc (Hà Nội) chia sẻ: Khi con được điểm tốt, gia đình tôi thường thưởng cho con tiền. Lúc đầu con rất hào hứng khiến trẻ học hành chăm chỉ. Lâu dần, con như bắt đầu học cách sống với hình thức thưởng khi làm tốt một việc gì đó nên trở nên láu cá. Chỉ vì thích chiếc máy vi tính, xoay xở, tìm đủ mánh khóe, nói với bố mẹ: “Nếu không mua cho con máy tính, con sẽ không đi học”.

Anh Nguyễn Văn Tâm (Mỹ Đình, Hà Nội) chia sẻ: “Để tạo động lực cho con, gia đình tôi thường treo thưởng trước mỗi cuộc thi quan trọng. Khi cháu học tiểu học, tôi đã thưởng cho con đồ chơi, lên cấp hai là điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay. Giờ lên cấp ba rồi, phần thưởng phải lớn hơn. Nếu con thi đỗ trường chuyên thì vợ chồng tôi sẽ thưởng cho cháu xe máy điện”. Theo anh Tâm, cách anh treo thưởng như vậy là động lực để con anh học tập.

Phần lớn các bậc phụ huynh khi được hỏi gặp đều có cùng suy nghĩ là đối với trẻ thì việc khen thưởng không thể thiếu khi muốn khích lệ hành vi tốt của con. Chỉ có một số bậc phụ huynh e ngại rằng chuyện thưởng cho con bằng một món quà nào đó khi đạt điểm cao sẽ khiến con bị áp lực bởi cảm giác thất vọng nếu chẳng may bị điểm kém, họ cho là có lẽ chỉ cần thái độ quan tâm, sự khích lệ.

Con dao hai lưỡi

Chia sẻ về sự băn khoăn của phụ huynh, ThS tâm lý Hoàng Kim Xuyến, khoa Nhi và Tâm lý lâm sàng, Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương cho biết, phần thưởng có tác dụng kích thích, đòn bẩy để các con phấn đấu, cố gắng, nhưng treo thưởng không đúng cách sẽ phản tác dụng. Nhiều ông bố bà mẹ thường ra giá, nếu con học giỏi, mỗi điểm 10 sẽ được thưởng 5.000 đồng. Đây là việc làm hết sức nguy hiểm, bởi nó khiến trẻ có suy nghĩ học… cho bố mẹ, học chỉ để… được tiền thưởng của người lớn. Vô hình trung, biến đứa trẻ làm việc gì cũng phải có động cơ bằng vật chất mới thực hiện. Điều quan trọng là các ông bố, bà mẹ phải giáo dục con hiểu việc học tập và lao động không chỉ là nhiệm vụ mà còn là quyền lợi.

ThS Kim Xuyến cũng cho rằng, khi trẻ làm một việc tốt, chúng ta cần phải khen ngợi kịp thời đúng lúc để khuyến khích hành vi tốt của trẻ. “Coi việc làm tốt là đương nhiên và không khen thưởng trẻ thì không những không khuyến khích hành vi tốt của trẻ mà còn làm cho những hành vi tốt đẹp ấy mất dần đi. Bởi đơn giản trẻ nghĩ có cố gắng làm tốt thế nào cũng chẳng được gì nên không phát huy nữa”.

Tuy nhiên, một trong những mặt trái của giáo dục bằng phần thưởng chính là làm suy giảm bản năng và động lực của trẻ. Lâu dần, các bậc phụ huynh phải đưa ra nhiều phần thưởng có giá trị lớn hơn khi phần thường cũ không còn hấp dẫn trẻ. Điều này sẽ tác động sâu sắc đến cách suy nghĩ của trẻ em về các mối quan hệ trong gia đình và rộng hơn là trong xã hội. Sau này đứa trẻ đó làm việc gì cũng sẽ nghĩ đến thù lao mà quên rằng việc đó là trách nhiệm của mình.

Theo ThS Kim Xuyến, cha mẹ có thể giành tặng cho trẻ lời khen, một cái ôm khuyến khích, cũng có thể là được xem phim ở rạp, xem chương trình mà con yêu thích, hoặc được đi chơi... nếu trẻ rất thích một món đồ nào đó thì có thể tích điểm thưởng để đổi lấy quà. Thành công của trẻ không phải là thứ có thể ra giá. Trao thưởng khi đạt điểm tốt mà không giúp trẻ trau dồi các kỹ năng sống như sự cống hiến và trách nhiệm thì sẽ chỉ khiến trẻ phụ thuộc vào phần thưởng và các yếu tố thúc đẩy bên ngoài. Thay vào đó, cha mẹ hãy tạo cảm hứng yêu thích học tập, trau dồi những thói quen tốt và để trẻ giải quyết vấn đề theo cách của mình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.