Dạy trẻ bằng cả trái tim – gợi mở những điều thú vị về dạy học

GD&TĐ - Đến với cuốn sách Dạy trẻ bằng cả trái tim là đến với tâm tư, ý tưởng giáo dục tuyệt vời của thầy Rafe Esquith- “giáo viên thú vị và có ảnh hưởng lớn nhất của Hoa Kỳ” - người tạo nên một thế giới kỳ diệu tại Phòng 56. Đó là lớp học nhân cách được đề cao, thái độ chăm chỉ được coi trọng, sự khiêm tốn được yêu quý và việc hỗ trợ lẫn nhau là hoàn toàn vô điều kiện.

Dạy trẻ bằng cả trái tim – gợi mở những điều thú vị về dạy học

Cuốn sách là kết tinh của bao nhiêu tâm huyết công sức của 31 năm kinh nghiệm dạy lớp 5 tại Los Angeles (Mỹ) mà thầy giáo Rafe gửi đến những nhà giáo dục. Thầy đã đạt rất nhiều giải thưởng danh giá về giáo dục trên đất nước Mỹ: Thầy giáo của năm, Giải thưởng cống hiến, Cùng con khôn lớn, Huân chương Quốc gia về Nghệ thuật,...

Chính thầy đã trăn trở, đau đáu một nỗi niềm: “Thử thách lớn nhất mà tôi phải đối mặt đó là dạy học sinh của mình sống ngay thẳng trong một thế giới chẳng mấy tốt đẹp gì. Tôi muốn các em trở thành người tốt cho dù phải lớn lên trong một môi trường không tử tế, nơi mà ngay cả phương tiện truyền thông cũng cổ xúy cho những thói hư tật xấu”. Lời tâm sự của thầy còn nguyên giá trị trong thời đại giáo dục hiện nay!

Tôi thích nhất là cách thầy Rafe đã giáo dục học sinh của mình bằng kiến thức, sự tin tưởng và lòng yêu thương thực lòng dành cho học sinh. Quan trọng nhất, thầy đã giới thiệu được sáu cấp độ giáo dục cho trẻ trong đó chú trọng đến cấp độ 6: vì chính mình và được là chính mình.

Đồng thời tác giả đã nói đến hai nguyên tắc quan trọng để dạy học trò thành tài đó chính là: Sự yêu mến, tin tưởng của học trò và lòng đam mê của người thầy đối với hành trình giúp học sinh chinh phục tri thức. Một nền giáo dục chỉ có ích khi HS biết cách làm việc đoàn kết với nhau và đối xử tốt với nhau. Thầy nhắc nhở chúng ta: “Khi làm giáo viên hay làm cha mẹ, bạn luôn phải cố gắng nhìn nhận mọi thứ theo cách nhìn của trẻ và không bao giờ được sử dụng sự sợ hãi làm lối đi tắt trong giáo dục” (tr.27).

Trong giáo dục nhất là đối với việc chủ nhiệm, một điều cần chú ý đó là thiết lập và duy trì sự công bằng: “Học sinh không phản đối một thầy giáo nghiêm khắc nhưng chúng ghét một người không công bằng” (tr.31). Đứng trước học sinh mỗi giáo viên chúng ta phải là một tấm gương.

Cuốn sách đi sâu vào tâm lý học trò để chia sẻ với chúng ta cách thức giáo dục hiệu quả nhất đó là: “Học sinh cần chúng ta là người ủng hộ chứ không phải là kẻ độc tài”; “Trong quá trình dạy học, bạn có thể bắt gặp những thời khắc quý giá để giúp các học sinh của bạn bật lên rất cao” (tr.34).

Trong quá trình đồng hành với học sinh, thầy Rafe đã đưa ra những ý tưởng thú vị để giáo dục trẻ phát triển toàn diện: Từ việc đưa ra phương pháp gợi cảm hứng và cách thức cho trẻ đọc sách, biết viết, biết cộng, học lịch sử, hội họa, âm nhạc, xem phim giáo dục… đến học cách chi tiêu, hoạch định tài chính, cách tổ chức và chuẩn bị một chuyến đi. Tất cả những chuyện học này đều gắn liền với những tình huống thực tế cụ thể và có tính ứng dụng thực tiễn rất cao.

Ở phòng 56, các em không chỉ được học, được tham quan, dã ngoại mà còn được hoạt động thực tế với các dự án giúp đỡ người khác, được tham gia trải nghiệm xử lý các tình huống trong thực tiễn dạy học cùng nhóm bạn. Từ đó, các hoạt động này đều nhằm hướng tới hình thành cho các em những thói quen tốt, trong khi đó việc tạo nên thói quen tốt cho trẻ là một quá trình. Bởi vậy, chúng ta cần đưa ra các mục tiêu cụ thể và cần kiên trì để thực hiện từng bước mục tiêu ấy. “Phòng 56 là một trong những điều kỳ diệu cuả vũ trụ, nơi mà tính tổng thể lớn hơn tổng của các bộ phận của nó cộng lại (…) Sự kỳ diệu là kết quả của việc sắp xếp thời gian, tài năng và sự may mắn” (tr.312) .

Quan trọng nhất đây không phải là một cuốn sách lý thuyết hàn lâm về việc dạy học mà tất cả đều là những trải nghiệm đầy máu, nước mắt, mồ hôi của thầy Rafe. Cuốn sách được trình bày một cách cụ thể, tỉ mỉ tuần tự từng bước mà thầy Rafe cùng học sinh phòng 56 đã làm và đạt được hiệu quả cao như: kẻ các bảng kế hoạch (có cụ thể ở trong mỗi phần của nội dung cuốn sách và ở phần phụ lục), có các hình ảnh minh họa học sinh thực hành, các sản phẩm của các em, các địa chỉ trang web, tên các cuốn sách, các vở kịch, bộ phim hay,…

Thầy Rafe còn hướng dẫn cách huy động nguồn tiền để trang bị cơ sở vật chất cho hoạt động thực hành thí nghiệm, thực hiện các dự án,… Tất cả đều thiết thực và hữu ích, đặc biệt là đối với những trường học miền núi – nơi có cơ sở vật chất còn nghèo nàn, đi lại trắc trở, khó khăn.

Cấu trúc của cuốn sách với các tựa đề ấn tượng, loogic, dễ hiều với ba phần rõ ràng: Không nơi đâu bằng nhà; Phương pháp, Sự điên cuồng…

Chúng ta hãy lần dở từng chương sách Dạy trẻ bằng cả trái tim để cảm nhận “nỗi đau nghề nghiệp” và niềm hạnh phúc, tự hào khi chúng ta là giáo viên qua những trang viết tâm huyết của thầy Rafe – “một tài năng” đã “cống hiến cả cuộc đời mình cho giáo dục Mĩ”…. Dạy trẻ bằng cả trái tim là cuốn sách gối đầu giường dành tặng tất cả chúng ta- những người đang quan tâm đến tương lai của thế hệ trẻ!

----------------------

• Tài liệu tham khảo:

Dạy trẻ bằng cả trái tim (2018), Rafe EsQuith, Nguyễn Thị Yến dịch, Nxb Lao động – xã hội.

Theo Tiếng nói giáo viên

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.