Đẩy mạnh phối hợp thực hiện công tác pháp chế giữa Bộ GD&ĐT và Bộ Tư pháp

GD&TĐ -  Chiều 20/12, Bộ GD&ĐT và Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả phối hợp thực hiện công tác pháp chế năm 2022.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc chủ trì hội nghị.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc chủ trì hội nghị.

Hội nghị đánh giá kết quả phối hợp thực hiện công tác pháp chế năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 do Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc chủ trì. Đại diện các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT, Bộ Tư pháp tham dự hội nghị.

Thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cảm ơn Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ GD&ĐT thực hiện công tác pháp chế năm 2022.

Đánh giá cao kết quả phối hợp giữa hai Bộ trong thời gian qua, Thứ trưởng ghi nhận Bộ Tư pháp đã hỗ trợ tích cực cho Bộ GD&ĐT trong công tác pháp chế, đặc biệt là xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Thứ trưởng đề nghị hai bên tiếp tục triển khai có hiệu quả các hoạt động phối hợp, thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong năm 2023.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đánh giá cao kết quả phối hợp thực hiện công tác pháp chế năm 2022 giữa Bộ GD&ĐT và Bộ Tư pháp.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đánh giá cao kết quả phối hợp thực hiện công tác pháp chế năm 2022 giữa Bộ GD&ĐT và Bộ Tư pháp.

Theo báo cáo đánh giá kết quả phối hợp thực hiện công tác pháp chế giữa Bộ GD&ĐT, Bộ Tư pháp năm 2022, hai bên đã đạt được nhiều kết quả trên các mặt công tác pháp chế như xây dựng pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý, rà soát hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; pháp điển, hợp nhất…

Các đơn vị chức năng của hai Bộ đã có sự phối hợp, gắn kết và có hiệu quả trong công tác chuyên môn, góp phần thực hiện tốt công tác pháp chế của ngành Giáo dục.

Quyền Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ GD&ĐT, Trần Văn Đạt, phát biểu tại hội nghị.

Quyền Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ GD&ĐT, Trần Văn Đạt, phát biểu tại hội nghị.

Đơn cử, với sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của Bộ Tư pháp, Bộ GD&ĐT đã chủ trì soạn thảo trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 2 Nghị định và 1 Nghị quyết của Chính phủ; 9 Quyết định và 3 chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; 17 Thông tư và 14 quyết định của Bộ trưởng trong Chương trình soạn thảo văn bản. Ngoài ra, Bộ GD&ĐT đã trình Chính phủ xem xét ban hành 5 Đề án cá biệt của Thủ tướng Chính phủ.

Đội ngũ những người làm công tác pháp chế của Bộ GD&ĐT được đánh giá là một trong các tổ chức pháp chế mạnh trong khối các Bộ, ngành. Bước sang năm 2023, hai Bộ sẽ tiếp tục đẩy mạnh phối hợp thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác pháp chế.

Năm 2022, chất lượng văn bản, do Bộ GD&ĐT chủ trì soạn thảo, trình cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền đã đảm bảo về chất lượng và tiến độ. Bộ GD&ĐT không còn trong danh sách các đơn vị nợ đọng văn bản nhiều, đã ban hành và trình Chính phủ ban hành một số văn bản quan trọng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.