Đẩy mạnh hơn công tác xóa mù chữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

GD&TĐ - Ngày 1/12, Bộ GD&ĐT kiểm tra Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN năm 2022 tại tỉnh Sơn La.

Ông Lê Như Xuyên, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc, Bộ GDĐT - Trưởng đoàn kiểm tra, điều hành buổi làm việc.
Ông Lê Như Xuyên, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc, Bộ GDĐT - Trưởng đoàn kiểm tra, điều hành buổi làm việc.

Báo cáo của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) tỉnh Sơn La khẳng định, ngay sau khi Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư, tỉnh Sơn La đã xác định nhiệm vụ, mục tiêu của Chương trình trên địa bàn tỉnh là một nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh trong giai đoạn 2021-2025 để phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, tỉnh Sơn La khẩn trương triển khai một số nhiệm vụ.

Bao gồm: Phân bổ nguồn vốn của Chương trình kịp thời cho các dự án, tiểu dự án thành phần; Ban hành hệ thống các văn bản: Nghị quyết HĐND tỉnh, Quyết định của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, các kế hoạch, hướng dẫn của các sở ban ngành liên quan.

Sở GD&ĐT đã tích cực triển khai một số nhiệm vụ được UBND tỉnh giao, trong đó có nhiệm vụ chủ trì thực hiện Tiểu dự án 1 – Dự án 5: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS.

Tuy nhiên, một số văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền, trách nhiệm của Sở GD&ĐT tham mưu ban hành hoặc ban hành còn chậm hoặc chưa triển khai. Tiến độ giải ngân còn chậm, đến thời điểm kiểm tra nguồn vốn đầu tư giải ngân đạt 0%. Hiện Sở GD&ĐT đang đẩy nhanh tiến độ trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành quy định mức hỗ trợ cho người học xóa mù chữ.

Cũng tại buổi làm việc, Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La kiến nghị Đề nghị Bộ GD&ĐT ban hành cụ thể danh mục trang thiết bị phục vụ ăn, ở, sinh hoạt cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú và trường phổ thông có học sinh bán trú làm cơ sở để các địa phương thực hiện thống nhất trên địa bàn cả nước.

Ghi nhận những nỗ lực và thẳng thắn trao đổi về những vấn đề còn tồn tại, hạn chế, đoàn kiểm tra của Bộ GD&ĐT khuyến nghị Sở GD&ĐT Sơn La khẩn trương ban hành các văn bản còn chậm và thiếu chưa ban hành như: Kế hoạch triển khai Tiểu dự án 1 - Dự án 5 từng năm và giai đoạn 2021-2025; Hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện;

Bổ sung kế hoạch nhiệm vụ cho hoạt động Nâng cao chất lượng dạy và học đối với trường trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú; xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Lê Như Xuyên – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc, Bộ GD&ĐT lưu ý, Sở GD&ĐT Sơn La cần tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra giám sát, đôn đốc triển khai thực hiện Tiểu dự án 1 - Dự án 5.

Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền để thay đổi nhận thức, tư duy của cộng đồng nói riêng, cả hệ thống chính trị nói chung trong triển khai thực hiện Chương trình nói chung và Tiểu dự án 1 - Dự án 5 nói riêng.

Đặc biệt, Sở GD&ĐT cần phát huy vai trò chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành của địa phương trong việc thực hiện và tham mưu đối với Tiểu dự án 1 - Dự án 5. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện và giải ngân các nhiệm vụ được giao năm 2022, đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả.

“Sở cũng cần bám sát hướng dẫn triển khai thực hiện Tiểu dự án 1 - Dự án 5 thuộc Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Bộ GD&ĐT tại Công văn số 2184/BGDĐT-GDDT ngày 26/5/2022; các Kế hoạch triển khai Tiểu dự án 1 - Dự án 5 của Bộ GD&ĐT.

Đẩy mạnh hơn công tác xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú về công tác quản lý và nội dung, phương pháp giáo dục đặc thù”, ông Lê Như Xuyên nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.