Dạy kỹ năng sống từ những câu chuyện ngụ ngôn

GD&TĐ - Buổi ngoại khóa kỹ năng sống cho học sinh tiểu học rộn ràng hơn sau câu chuyện đại bàng không đánh răng có bị sún, sâu răng như trẻ em không?

Học sinh tiểu học hào hứng trả lời câu hỏi trong trải nghiệm học ngoại khóa.
Học sinh tiểu học hào hứng trả lời câu hỏi trong trải nghiệm học ngoại khóa.

Trẻ tự tìm lý do theo đuổi ước mơ

Đứng cuối lớp 5A5 (trường Tiểu học Kim Đồng, Ba Đình, Hà Nội) quan sát, cô Nguyễn Lan Phương, giám thị của trường vừa chăm chú nhìn học sinh tò mò, hứng thú với tiết học vừa nhẹ nhàng bình luận: “Hình ảnh chú đại bàng ăn thức ăn nên gặp vấn đề về miệng, phải dùng móng vuốt để làm sạch. Tuy nhiên, con người phải dùng bàn chải đánh răng để không bị sún, bị sâu đưa ra bài học rất cụ thể, thực tế với các em học sinh”.

Theo cô Lan Phương, chương trình “thiếu nhi đột phá” do VietFuture phối hợp với nhà trường tổ chức dù mới trong buổi đầu tiên nhưng khiến các bạn nhỏ tò mò, cuốn hút. Các bài học lồng ghép trò chơi liên tục được đưa ra khiến học sinh phải vận động, sáng tạo câu trả lời hay nhất.

“Bình thường, thầy cô phải dạy học theo giáo án để truyền tải đầy đủ kiến thức cho các con nên thời gian vận động như tiết ngoại khóa rất ít. Còn với buổi học kỹ năng sống, các con được tự do bộc lộ cảm xúc, tinh thần rất phấn chấn vì vừa được chơi vừa được học…”, cô Lan Phương cho hay.

Là người đứng lớp, anh Vũ Trịnh Sơn, giảng viên Công ty Cổ phần đào tạo VietFuture chia sẻ, lớp học mang mục đích để học sinh trải nghiệm thông qua trò chơi và nhận ra “thực sự học vì cái gì”. Qua một câu hỏi đơn giản, anh Sơn nhận thấy có nhiều em không biết “học để làm gì”.

Lớp học sôi nổi sau những câu chuyện ngụ ngôn.

Lớp học sôi nổi sau những câu chuyện ngụ ngôn.

Tiết học hôm nay, anh Sơn gợi mở các em đến bài học “ước mơ” và động lực nuôi dưỡng nó. “Mình muốn xoáy sâu vào động lực học của các con qua các câu chuyện ngụ ngôn. Từ đó, các em đúc kết được học vì ước mơ chứ không vì sung sướng hay sợ hãi nhất thời.

Mình thấy các em rất hào hứng, giơ tay phát biểu dù là đầu buổi hay cuối buổi. Không hề có cảm giác mệt mỏi hay chán nản…”, anh Sơn bày tỏ và nhấn mạnh lớp kỹ năng sống như luồng gió mới, thích thú, mới lạ cho các em học sinh.

Giảng viên khơi gợi cảm hứng học tập cho học sinh tại buổi trải nghiệm kỹ năng sống.

Giảng viên khơi gợi cảm hứng học tập cho học sinh tại buổi trải nghiệm kỹ năng sống.

Là người tự tin trả lời trước lớp, Đức Anh, học sinh lớp 5A5, trường Tiểu học Kim Đồng chia sẻ, bài học thích nhất hôm nay với em là ước mơ và học tập. “Em có ước mơ trở thành thầy giáo dạy toán…”, Đức Anh quả quyết nói.

Đề xuất tiết ngoại khóa kết hợp dạy kỹ năng sống

Trong khi đó, cô Nguyễn Thu Hương, giáo viên chủ nhiệm lớp 5A5, trường Tiểu học Kim Đồng đánh giá, tiết ngoại khóa rất bổ ích, gần gũi, khơi gợi hứng khởi học tập cho các con.

Cô Hương tâm sự, nhiều tiết học trên lớp có kiến thức tương đối nặng nên học sinh phải tập trung, giữ trật tự tránh làm ảnh hưởng bạn bè. Tuy nhiên, tiết ngoại khóa, ngược lại, rất sôi động vì các em có thể liên tục trả lời, đặt câu hỏi với giảng viên đứng lớp.

Học sinh rất hào hứng, giơ tay phát biểu giao lưu với giảng viên.

Học sinh rất hào hứng, giơ tay phát biểu giao lưu với giảng viên.

Cô Hương cũng bày tỏ mong muốn cơ quan có thẩm quyền thí điểm 1-2 tiết/tháng về ngoại khóa kỹ năng sống để các em có thể thư giãn, vận động sau các giờ học chính khóa căng thẳng.

Còn theo cô Phạm Ngọc Anh, giáo viên chủ nhiệm lớp 3A3 kiêm cán bộ tư vấn học đường Trường Tiểu học Kim Đồng, phòng tư vấn học đường thuộc dự án trường học hạnh phúc, lấy hạnh phúc đồng hành với kiến thức của học sinh.

Cô Ngọc Anh cho biết với lứa tuổi tiểu học, học sinh có tâm sinh lý phụ thuộc vào môi trường, người lớn xung quanh. Do đó, tư vấn học sinh phải từ hai phía nhà trường và phụ huynh chứ nếu chỉ tư vấn đơn thuần thì không hiệu quả.

“Trẻ không được “xả bỏ” năng lượng thì dễ quấy phá dẫn đến người “dán mác” hư, nghịch ngợm. Năm vừa qua, các em học online nhiều tháng trời thay vì được hoạt động, vui chơi với bạn bè, dẫn đến có bạn bí bách tâm lý…”, cô Phạm Ngọc Anh chia sẻ.

Do đó, cô Ngọc Anh cũng khuyên phụ huynh cần hiểu rõ học sinh bị tăng động giảm chú ý sẽ nghịch ngợm nhiều hơn. Dù có phòng tâm lý, nhưng cô Ngọc Anh cho rằng “phòng hơn chống” như cha mẹ dành thời gian chơi đùa, nói chuyện với con.

Cô Ngọc Anh cũng chia sẻ, hiện có trường hợp học sinh tâm sự rằng “cha mẹ không yêu con”.

“Điều đó chứng tỏ gia đình mất kết nối do cha mẹ và con cái tương tác điện thoại, nếu bỏ thiết bị thông minh thì không biết nói chuyện gì. Cha mẹ bức xúc không nói được với con, con tâm tư không dám nói với cha mẹ, dẫn đến nguy cơ gây hại cho bản thân.

Vì vậy, một số giải pháp để cha mẹ có thể làm ở nhà như hỏi con “đi học có gì vui không thay vì hỏi điểm cao không, trồng chăm sóc cây, tập thể thao, đọc truyện với con…”, cô Ngọc Anh gợi ý.

Theo ông Nguyễn Công Bình - Giám đốc sản phẩm VietFuture cho hay, chương trình “Thiếu nhi Đột phá” được nhiều học sinh, phụ huynh yêu thích và được Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam chứng nhận đạt chất lượng theo Chương trình giáo dục kỹ năng sống 2018 của Bộ GD&ĐT.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.