Đầu tư 12 tỷ đồng tu bổ, phục hồi di tích Phu Văn Lâu

GD&TĐ - Ngày 13/5, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ khởi công tu bổ, phục hồi di tích Phu Văn Lâu thuộc hệ thống di tích Cố đô Huế. 

Đầu tư 12 tỷ đồng tu bổ, phục hồi di tích Phu Văn Lâu

Công trình có tổng mức đầu tư gần 12 tỷ đồng. Dự kiến đơn vị thi công sẽ tiến hành phục hồi lại nguyên trạng di tích bao gồm hệ khung gỗ và giàn mái, vách đố bản sơn vàng, cùng các họa tiết chạm khắc trang trí thếp bạc phủ kim hoàn; mái lợp ngói âm dương men vàng và trang trí réo mái (mái cong)...

Kết quả nghiên cứu cho thấy công trình ít nhất trải qua 8 giai đoạn xây dựng, sửa chữa. Cho đến nay, cả về kết cấu lẫn vật liệu xây dựng đã bị biến đổi nhiều so với thời kỳ đầu. Công trình cũng xuống cấp nghiêm trọng sau nhiều lần trùng tu không triệt để, dẫn đến việc sụp đổ một phần mái vào ngày 15/5/2014. 

Ngay sau vụ sụp đổ, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã đầu tư khoảng 100 triệu đồng để phục hồi và chống đỡ tạm thời, chờ lập dự án trùng tu toàn diện.

Hy vọng với lần trùng tu này, di tích Phu Văn Lâu sẽ trở thành điểm dừng chân lý thú cho du khách khi đến tham quan Huế
Hy vọng với lần trùng tu này, di tích Phu Văn Lâu sẽ trở thành điểm dừng chân lý thú cho du khách khi đến tham quan Huế 

Phu Văn Lâu là một công trình kiến trúc bằng gỗ hai tầng, được xây dựng vào năm Gia Long thứ 17 (1818) có chức năng là nơi niêm yết những chiếu thư, chỉ dụ quan trọng của Hoàng đế và triều đình nhà Nguyễn, cũng là nơi công bố kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức. Dưới thời các nhà vua, đây còn là địa điểm tổ chức các cuộc vui chơi, yến tiệc trong dịp khánh thọ. 

Phu Văn Lâu nằm trên trục Dũng đạo, trục chính của Hoàng thành Huế. Từ Kỳ đài nhìn ra sông Hương có hai công trình kiến trúc tô điểm cho bộ mặt của Kinh thành Huế. Một trong hai công trình ấy là Phu Văn Lâu. Công trình còn lại là một tiểu đình nằm kề bên sông Hương gọi là Nghinh Lương Ðình.

Cùng với quần thể di tích Cố đô Huế, Phu Văn Lâu với những giá trị nhiều mặt về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào năm 1993.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.