Đậu nành khiến quý ông “yêu” yếu?

Đậu nành vốn là thực phẩm có lợi cho sức khỏe nhưng gần đây nó là mối lo ngại của cánh mày râu bởi thông tin làm giảm bản lĩnh phòng the.

Chưa có nghiên cứu nào cho thấy, việc ăn các chế phẩm từ đậu nành gây yếu sinh lý ở quý ông. Ảnh: A.H
Chưa có nghiên cứu nào cho thấy, việc ăn các chế phẩm từ đậu nành gây yếu sinh lý ở quý ông. Ảnh: A.H

Hầu hết cánh mày râu cho rằng, việc dùng các chế phẩm từ đậu nành sẽ gây suy giảm sinh lý, tinh trùng yếu, làm giảm khả năng phòng the. Những thực phẩm, đồ uống được chế biến từ đậu nành bị gạt ra khỏi thực đơn hàng ngày, nhưng điều đó có thật sự cần thiết?

Lý giải mối lo ngại này, bác sĩ, chuyên gia tư vấn sức khỏe giới tính Trương Gia Bảo - tổng đài Sức khỏe Việt cho biết: trong thành phần đậu nành, sự có mặt của chất isoflavon làm các quý ông lo ngại bởi chất này có cấu trúc hóa học gần giống với estrogen. 

Estrogen là hormone giới tính quyết đinh sự mềm mại của làn da, dáng vóc… mang đặc trưng của nữ giới. Hormone này cả nam và nữ đều có nhưng với tỷ lệ khác nhau tạo nên đặc trưng giới tính khác nhau (ở nam là 20%, nữ là 80%).

"Cánh mày râu cho rằng, khi ăn đậu nành, hàm lượng isoflavon trong đó sẽ kết hợp với 20% estrogen trong cơ thể họ làm mất đi chất nam tính, gây nữ hóa và ảnh hưởng tới chức năng sinh sản nam giới", bác sĩ Bảo lý giải.

Tuy nhiên, chuyên gia này cho biết, cho tới nay, Bộ Y tế vẫn chưa có một văn bản nào công bố chính thức về vấn đề này.

Mặt khác, gần đây, nghiên cứu của giáo sư San Da Lee (Hàn Quốc) và cộng sự cho thấy: Tiêu thụ 30-60mg isoflavon mỗi ngày không thấy sự thay đổi về số lượng cũng như chất lượng tinh trùng.

Ngoài ra, bác sĩ Bảo cho biết thêm, tổ chức Y tế thế giới, Cục Thuốc và Thực phẩm của Mỹ cũng chưa có một khuyến cáo nào cho rằng ăn các thực phẩm từ đậu nành ảnh hưởng tới chức năng sinh sản của nam giới. Trong khi đó, các nghiên cứu chỉ ra rằng, isoflavon trong đậu nành là một loại estrogen thực vật nên tác dụng của nó trên giới tính thấp hơn estrogen động vật khoảng 500-1000 lần.

"Thực tế, chưa có một bằng chứng khoa học nào trên thế giới cho thấy các sản phẩm từ đậu nành ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản nam giới như đồn đại của nhiều người", bác sĩ Trương Gia Bảo khẳng định.

Theo Zing

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.