Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa bệnh đột quỵ mùa nắng nóng

GD&TĐ - Đột quỵ là căn bệnh cấp tính, đột ngột, có tính chất nguy hiểm cao. Đặc biệt trong những ngày nắng nóng kéo dài, những bệnh nhân mắc chứng đột quỵ có chiều hướng gia tăng. 

Bệnh đột quỵ có thể phòng ngừa.
Bệnh đột quỵ có thể phòng ngừa.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia đột quỵ là căn bệnh có thể phòng ngừa và phát hiện sớm.

Những dấu hiệu đột quỵ

Đột quỵ, hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng bệnh lý do tổn thương mạch máu não. Bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần của não bột bị ngừng trệ đột ngột.

Đột quỵ có thể xảy ra do 2 nguyên nhân: Do nhồi máu não (tắc mạch) làm ngừng trệ dòng máu lên nuôi não hoặc chảy máu não (vỡ mạch) làm cho máu trong lòng mạch thoát ra bên ngoài tràn vào mô não phá hủy và chép ép mô não.

Thường bệnh này không có triệu chứng báo hiệu kéo dài nên không ai có thể biết trước mình sẽ bị đột quỵ vì vậy cần nắm vững những dấu hiệu nhận biết sau đây là có thể phát hiện sớm chứng đột quỵ ở bản thân mình hay những người xung quanh để có thể cấp cứu kịp thời.

Về thị lực: Thị lực giảm, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt. Chỉ có người bệnh khi nhận thấy mình có dấu hiệu này thì nên yêu cầu được cấp cứu ngay.

Dấu hiệu ở mặt: Mặt có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt.

Dấu hiệu ở tay: Cảm giác của người bị đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác. Ngoài ra thì người bệnh cũng cảm thấy đi lại khó khăn, không nhấc chân lên được.

Về giọng nói: Người bị đột quỵ có thể gặp triệu chứng nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được.

Bên cạnh đó người bệnh có biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ. Người bệnh cảm thấy nhức đầu dữ dội. Đó là triệu chứng nặng và khá phổ biến của bệnh đột quỵ, nhất là người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu.

Cách phòng ngừa bệnh đột quỵ

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Chi - Phó Trưởng khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, thời tiết nắng nóng là yếu tố thuận lợi làm gia tăng đột quỵ.

Đột quỵ có nhiều yếu tố nguy cơ, điển hình là tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, béo phì... Những người mang yếu tố nguy cơ này thì khi gặp điều kiện thời tiết nắng nóng bất thường như hiện tại dễ làm các yếu tố nguy cơ khởi phát và gây đột quỵ.

Ngoài ra, các đối tượng là trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 4 tuổi, người mắc bệnh tâm thần, những người uống quá nhiều rượu và người không uống đủ nước.... là những đối tượng dễ bị đột quỵ do nắng nóng.

Người già và trẻ em dễ bị tổn thương do nhóm đối tượng này thích nghi với sự tăng nhiệt chậm hơn những người khác.

Đột quỵ do nắng nóng là bệnh nguy hiểm, tuy nhiên đây là căn bệnh có thể phòng ngừa và phát hiện sớm.

PGS.TS Nguyễn Văn Chi khuyến cáo, người dân nên hạn chế đi ra ngoài những ngày trời nắng nóng, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

Những người đang ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp không đi ra ngoài trời nắng đột ngột mà cần phải có một khoảng thời gian để cơ thể thích nghi với môi trường bên ngoài bằng cách tăng nhiệt độ điều hòa trong phòng trước khi ra ngoài trời.

Nên mặc quần áo sáng màu, thoáng mát, thấm mồ hôi. Tăng cường ăn các loại rau xanh và hoa quả, nên có món canh trong bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt cần uống tối thiểu 1,5-2 lít nước mỗi ngày.

Nên uống thành nhiều lần trong ngày, không nên uống quá nhiều nước trong một lần. Rèn luyện thân thể để nâng cao sức đề kháng và sức chống chịu của bản thân với điều kiện của thời tiết nắng nóng.

Đối với những người lao động phải làm việc trong thời tiết nắng nóng, theo khuyến cáo của Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế: Nên bố trí thời gian làm việc vào những lúc mát mẻ như vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Hạn chế thời gian làm việc trong môi trường nhiệt độ cao.

Nếu bắt buộc phải làm việc thì không nên làm việc quá lâu trong môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức. Định kỳ sau khoảng 45 phút đến 1 giờ làm việc thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát trong khoảng thời gian từ 15-20 phút.

Hạn chế tối đa diện tích tiếp xúc của ánh nắng lên cơ thể đặc biệt là vùng vai gáy. Sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp khi làm việc ngoài trời nắng như quần áo, bảo hộ lao động, mũ, nón, kính. Mặc quần áo rộng, thoáng mát, thấm mồ hôi. Có thể sử dụng thêm các loại kem chống nắng.

Không sử dụng các loại đồ uống có cồn. Cần uống nước đều đặn trong suốt thời gian làm việc. Đặc biệt cần uống thêm các loại nước có bổ sung thêm muối và khoáng chất như: Oresol đối với những người mất nhiều mồ hôi trong quá trình làm việc

. Thực hiện các biện pháp làm thoáng mát nơi làm việc như sử dụng mái che, các tấm phản chiếu nhiệt, vật liệu cách nhiệt, hệ thống phun nước, phun sương, lắp đặt hệ thống điều hòa, hệ thống quạt gió.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang bị đe dọa.

Kế hoạch Nga rút quân khỏi Syria?

GD&TĐ -Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng kể từ khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ.