Dấu hiệu hậu Covid-19 nguy hiểm

GD&TĐ - Các vấn đề liên quan đến Covid-19 kéo dài có thể là kết quả của sự tổn thương nhiều cơ quan, bao gồm phổi, tim và não.

Có 5 nhóm triệu chứng hậu Covid-19 cần được thăm khám y tế ngay lập tức. Ảnh minh họa
Có 5 nhóm triệu chứng hậu Covid-19 cần được thăm khám y tế ngay lập tức. Ảnh minh họa

Covid-19 cũng có thể gây ra thay đổi lâu dài đối với hệ thống miễn dịch, ảnh hưởng đến các cơ quan này.

Kết quả từ sự tổn thương nhiều cơ quan

Trong Hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc đối với một số bệnh liên quan sau mắc Covid-19 được Bộ Y tế đưa ra ngày 18/5, có 5 nhóm triệu chứng cần được thăm khám y tế ngay lập tức. Trong đó, bao gồm khi người bệnh cảm thấy khó thở lúc hoạt động nhẹ. Tình trạng này không cải thiện sau khi thực hiện các tư thế nghỉ ngơi như nằm sấp, nằm nghiêng, ngồi cúi đầu ra trước, đứng dựa lưng vào tường...

Triệu chứng khác gồm: Người khỏi Covid-19 bị khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi hay tập phục hồi chức năng; Đau ngực, tim đập nhanh, chóng mặt khi thực hiện một số tư thế hoặc trong lúc tập thể dục, thể thao. Tình trạng lẫn lộn ngày càng xấu, cảm thấy khó nói, khó hiểu lời nói.

Người bệnh cũng cần đi khám nếu bị thay đổi cảm giác và vận động các cơ mặt, tay, chân, đặc biệt khi các dấu hiệu này chỉ ở một bên cơ thể. Hoặc, bị lo âu, tâm trạng xấu đi, có ý nghĩ muốn làm hại bản thân.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Kình - Cố vấn cao cấp Đơn vị Gen trị liệu - Bệnh viện Bạch Mai, một số nguyên nhân gây ra các triệu chứng hậu Covid có thể là: Giảm hoặc thiếu đáp ứng từ hệ thống miễn dịch; Tái phát hoặc tái nhiễm virus; Viêm hoặc phản ứng từ hệ thống miễn dịch; Suy giảm chất lượng sống do sự thay đổi chức năng thể chất vì phải nằm trên giường bệnh hoặc không hoạt động; Căng thẳng sau chấn thương.

“Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, các vấn đề liên quan đến Covid-19 kéo dài có thể là kết quả của sự tổn thương nhiều cơ quan, bao gồm phổi, tim và não. Covid-19 cũng có thể gây ra thay đổi lâu dài đối với hệ thống miễn dịch, ảnh hưởng đến các cơ quan này. Những thay đổi này, đặc biệt ở phổi, có thể kéo dài hơn thời gian cơ thể loại bỏ virus”, PGS Kình cho biết.

Triệu chứng có thể khác ở mỗi người

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long vừa ký ban hành công văn gửi giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế; Thủ trưởng y tế ngành về việc tăng cường khám chữa bệnh thường quy cho người sau mắc Covid-19 (hậu Covid-19).

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh và sở y tế các tỉnh, thành phố tăng cường truyền thông để người dân và nhân viên y tế hiểu đúng, đủ về dấu hiệu, triệu chứng hậu Covid-19, cũng như thời điểm người dân cần đi khám, chữa bệnh. Tránh để người dân lo lắng quá mức. Tránh lạm dụng chỉ định ở các cơ sở khám, chữa bệnh.

Đặc biệt, khó thở là một trong những triệu chứng hậu Covid nhiều người gặp phải. Theo chuyên gia này, một số yếu tố có thể dẫn đến khó thở như: Phổi xơ, có dịch hoặc tiết dịch làm tăng nhịp thở; Trình trạng ít/không vận động gây yếu cơ và suy giảm chức năng hô hấp; Thiếu oxy hoặc tăng CO2. Hoặc, tình trạng này cũng có thể xảy ra khi bệnh nhân lo lắng vì Covid-19, đặc biệt là trong môi trường điều trị tại đơn vị điều trị tích cực.

Ở giai đoạn phục hồi, khó thở có thể do tình trạng ít/không vận động gây yếu cơ và suy giảm chức năng hô hấp, giảm oxy xảy ra khi gắng sức, xơ phổi, lo âu, rối loạn kiểu thở do tăng thông khí thời gian dài.

Để kiểm soát khó thở, người bệnh được khuyến cáo áp dụng kỹ thuật thở như: Mũi, cơ hoành, hình chữ nhật, theo bàn tay... Đồng thời, cần vận động, thư giãn.

“Để chẩn đoán Covid kéo dài, các bác sĩ có thể hỏi tiền sử bệnh và đánh giá tất cả các triệu chứng Covid-19 từ khi bắt đầu nhiễm cho đến các triệu chứng hiện tại. Họ có thể kiểm tra huyết áp, nhiệt độ cơ thể, nhịp tim và nhịp thở, phổi và chức năng thở”, PGS Kình chia sẻ.

Theo chuyên gia này, không có xét nghiệm cụ thể nào để chẩn đoán Covid kéo dài. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm để loại trừ nguyên nhân khác gây triệu chứng. Xét nghiệm sẽ khác nhau tùy thuộc vào các triệu chứng.

Các triệu chứng của hậu Covid có thể dao động và khác nhau. Vì vậy, mỗi người có thể cần các kế hoạch phục hồi chức năng khác nhau.

“Không có một mô hình tiếp cận nào là phù hợp với tất cả mọi người. Những kế hoạch này có thể liên quan đến việc thay đổi nhiều hoặc lâu dài về lối sống. Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, bác sĩ nên lắng nghe bệnh nhân, ghi nhận lại các triệu chứng của họ. Hiểu cách cuộc sống họ đang thay đổi, chú ý các triệu chứng mới và cung cấp dịch vụ chăm sóc thích hợp”, PGS Kình cho biết.

Trong khi đó, bệnh nhân có thể thảo luận về kế hoạch điều trị với bác sĩ. Đồng thời, thực hiện các hành động để tự chăm sóc sức khỏe và tinh thần, như: Ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi nhiều và tập thể dục nhẹ nhàng...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xung đột gây họa lớn cho Mỹ-NATO

Xung đột gây họa lớn cho Mỹ-NATO

GD&TĐ -Qua cuộc xung đột ở Ukraine, Nga sẽ nắm được bí mật công nghệ Mỹ, NATO để chế tạo vũ khí tương tự hoặc khắc chế, làm suy yếu khả năng của phương Tây.

Minh họa/INT

Mariah Carey: 'Sau ánh hào quang'

GD&TĐ - Nữ diva từng trải qua tuổi thơ khó khăn. Khi nổi tiếng, cô từng bị chồng kiểm soát tiền bạc, kìm kẹp cuộc sống riêng.

Ảnh: Quốc Bình

Hương Thu

GD&TĐ - Em vẫn nhớ mãi cái tuổi 18 được quấn quýt với hương vị này bởi tình cờ theo bạn đạp xe về mãi Ba Vì chơi.

Các em nhỏ thích thú tham gia trạm trải nghiệm 'Tích tịch tình tang'. Ảnh: Bình Thanh.

Cùng Thị Mầu... xuyên không

GD&TĐ - Vở diễn 'Thị Màu xuyên không' đem đến những khác biệt đầy bất ngờ, buộc khán giả không thể rời mắt.

Khoảnh khắc đô cử Lê Văn Công mang về tấm Huy chương Vàng đầu tiên cho Việt Nam ở Paralympic 2016.

Đôi tay thần kì

GD&TĐ - Vậy là, sau bốn năm, Paralympic - kì thế vận hội cho người khuyết tật một lần nữa lại diễn ra.

Minh họa: Vietpink.

Café chủ nhật: Cầu vồng sau mưa

GD&TĐ - Mấy hôm nay, không khí trong gia đình anh trở nên thật nặng nề. Bữa cơm không còn vui vẻ như trước. Ai cũng cúi đầu ăn thật nhanh.