Đau đớn biết sự thật làm dâu 6 năm không đẻ được nhưng mẹ chồng vẫn quý như vàng

Tôi chưa bao giờ nghe chồng nhắc đến mẹ chồng phải chu cấp tiền cho người họ hàng hay bà con nào. Hơn nữa mẹ chồng tôi chỉ có 3 triệu lương hưu, bà có thể chu cấp cho ai được cơ chứ.

Tôi là cô con dâu mẹ chồng ưng ý, về cả ngoại hình, học thức, công việc và gia đình. (Ảnh minh họa).
Tôi là cô con dâu mẹ chồng ưng ý, về cả ngoại hình, học thức, công việc và gia đình. (Ảnh minh họa).

6 năm lấy chồng, tôi vẫn chưa thể sinh được cháu cho nhà chồng. Tôi bị tắc cả hai bên vòi trứng, sau hơn một năm không có thai tự nhiên, đi khám mới biết được. Tôi và chồng đã làm thụ tinh ống nghiệm nhưng thất bại.

Thế nhưng mẹ chồng tôi vẫn luôn đối xử tốt với tôi như ngày đầu tôi về làm dâu, cưng chiều và quý mến tôi như con gái ruột trong nhà. Bao lần tôi đã nghĩ, đời này có được người mẹ chồng như bà đúng là phúc lớn của tôi.

Hôm vừa rồi tôi ra ngân hàng có chút việc thì tình cờ gặp mẹ chồng. Bà mải nói chuyện điện thoại với ai đó nên không nhìn thấy tôi. Một cô bạn thời đại học của tôi là nhân viên ngân hàng ấy, lúc tôi hỏi thì nó mới biết bà là mẹ chồng tôi.

Tôi gặng hỏi mãi, nó tiết lộ tháng nào bà cũng đúng ngày gửi tiền cho một người phụ nữ, số tiền không lớn lắm. Còn lại thì không thể nói rõ hơn.

Tôi ôm sự thắc mắc và khó hiểu ra về. Tôi chưa bao giờ nghe chồng nhắc đến mẹ chồng phải chu cấp tiền nong cho người họ hàng hay bà con nào đó. Hơn nữa mẹ chồng tôi chỉ có 3 triệu lương hưu, bà có thể chu cấp cho ai được?

Làm dâu 6 năm không đẻ được nhưng mẹ chồng vẫn quý như vàng, một lần gặp bà từ ngân hàng đi ra, tôi lặng người biết bí mật phía sau - Ảnh 1.

Trong lòng hoài nghi, lại nhớ đến khi từ ngân hàng đi ra, mẹ chồng đã gọi điện cho ai đó, hẳn là báo tin vừa chuyển tiền. Tôi lén kiểm tra điện thoại của mẹ chồng, thấy số điện thoại gần nhất bà gọi quả nhiên là một người phụ nữ, được lưu tên là "Thủy". Nghĩ thế nào, tôi nhấn nút gọi.

"Bà ạ, cháu đỡ sốt rồi, bà cứ yên tâm nhé, không cần phải gọi điện hỏi thăm nhiều đâu kẻo vợ anh ấy lại nghi ngờ", đầu dây bên kia vẳng lại tiếng một người phụ nữ, nghe như trách hờn và giận dỗi. Tôi hoảng hốt ngắt luôn máy.

Tối về, tôi hỏi chồng và yêu cầu anh phải thẳng thắn, thành thật nói rõ mọi chuyện. Nếu không tôi sẽ làm ầm ĩ lên, lúc ấy đừng trách tôi.

Chồng biết tôi đã nắm được đại khái nên thừa nhận anh có 2 đứa con trai riêng. Khi trước, anh yêu chị ấy mà không được mẹ anh chấp nhận. Anh và chị ấy ra ngoài sống kiểu vợ chồng hờ và sinh được 2 đứa con. Sau này dưới áp lực từ mẹ, anh bỏ 3 mẹ con họ về nhà. Hai người chia tay từ ấy, đến cuối cùng vẫn chưa đăng ký kết hôn.

Tôi là cô con dâu mẹ chồng ưng ý, về cả ngoại hình, học thức, công việc và gia đình. Khi biết tôi khó có con, mẹ chồng bắt đầu chu cấp tiền cho 2 đứa bé kia để nhận cháu. Thực ra tiền là do chồng tôi đưa, bà đi gửi để tránh tôi phát hiện ra sự việc mà thôi. Vậy là bà vừa có con dâu tốt, giữ được tiếng thơm gia đình khi không ruồng rẫy tôi mà vẫn có 2 đứa cháu trai nối dõi.

Thảo nào mẹ chồng dễ tính với chuyện tôi khó có con đến vậy. Hóa ra bà đã có cháu rồi. Chồng tôi thì liên tục thề thốt đã hết tình cảm với chị ấy, chỉ có nghĩa vụ với con. Biết rõ về bí mật của chồng, tôi đau đớn lắm chị em ạ. Tôi biết phải làm thế nào trong tình cảnh éo le này đây?

Theo Gia đình & Xã hội

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.