Đánh giá độc lập về thi hành Luật Bình đẳng giới

GD&TĐ - Bộ LĐ -TB&XH đang phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tiến hành đánh giá độc lập về 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới để có bằng chứng thực tiễn đối với việc thực thi từng điều khoản của Luật và gợi ý một số nội dung về tăng cường lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật bình đẳng giới.  

Đánh giá độc lập về 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới để có bằng chứng thực tiễn đối với việc thực thi Luật
Đánh giá độc lập về 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới để có bằng chứng thực tiễn đối với việc thực thi Luật

Trong quá trình sửa đổi Bộ luật Lao động, các nội dung liên quan đến bình đẳng giới được sửa đổi bổ sung theo hướng đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới và quyền, lợi ích hợp pháp của lao động nữ, có quy định riêng đối với lao động nữ, thúc đẩy bình đẳng giới.

Bên cạnh đó, Bộ Nội vụ cũng đang phối hợp với các bộ, ngành khác đẩy mạnh triển khai Đề án thực hiện biện pháp bảo đảm bình đẳng giới đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 – 2020; xây dựng Đề án về tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo ở các cấp hoạch định chính sách.

Thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện các kiến nghị của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội. Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020. Sau 1 năm, đã có 10 Bộ, ngành và trên 50 tỉnh, thành phố đã ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, các bộ ngành, địa phương cần đẩy mạnh công tác ban hành kế hoạch hành động, hoàn thiện pháp luật, lồng ghép thực hiện bình đẳng giới trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục quan tâm rà soát nguồn cán bộ nữ, đẩy mạnh đề án đào tạo lao động nữ đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.