Đánh giá chính xác về điểm thi cần có phổ điểm

GD&TĐ - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga nhấn mạnh như vậy trong ngày đầu tiên công bố điểm thi THPT quốc gia (6/7).

Đánh giá chính xác về điểm thi cần có phổ điểm

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, năm nay, Bộ GD&ĐT công bố điểm thi THPT quốc gia theo đúng kế hoạch. Việc công bố kết quả được Bộ GD&ĐT thực hiện rất cẩn trọng, rà soát rất kỹ dữ liệu. Theo đó, không chỉ đối chứng về tên tuổi, số báo danh hay những chi tiết đối với học sinh mà Bộ còn kiểm chứng cả những sai sót trong suốt quá trình chấm thi; bằng cách vẽ lại phổ điểm của tất cả các bài thi trên cơ sở dữ liệu gốc các tỉnh gửi về, đối sánh với phổ điểm của các Sở GD&ĐT; nếu 2 phổ điểm trùng khít nhau thì chứng tỏ việc chấm của địa phương rất nghiêm chỉnh.

“Qua kiểm tra 63 tỉnh thành phố như vậy, Bộ GD&ĐT đánh giá rất cao sự nghiêm túc của các địa phương” – Thứ trưởng Bùi Văn Ga nhận định.

Về công bố điểm, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, để tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh được tiếp cận kết quả thi, ngay sau khi thông tin về điểm thi được công bố chính thức trên website của các sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT chuyển cơ sở dữ liệu cho các phương tiện thông tin đại chúng - đặc biệt các báo điện tử và các nhà mạng - để tham gia hỗ trợ, cung cấp thông tin miễn phí về kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Năm nay, Vinaphone cũng hợp tác, nhắn tin miễn phí kết quả thi cho thí sinh.

Liên quan đến việc số điểm 10 tăng cao, Thứ trưởng cho rằng, điều này không có nghĩa là coi thi không nghiêm túc hoặc đề thi quá dễ. “Muốn đánh giá đề thi, chất lượng làm bài của thí sinh thì chúng ta phải chờ phổ điểm mới có thể đánh giá tổng thể, nếu không sẽ rất phiến diện.

Để vẽ được phổ điểm và đánh giá được một cách chỉn chu về kết quả thi năm nay, hoặc so sánh kết quả thi năm nay với năm trước, cần phân tích rất sâu cơ sở dữ liệu” – Thứ trưởng Bùi Văn Ga nhấn mạnh.

Cũng theo Thứ trưởng, năm nay, công tác coi thi và chấm thi rất nghiêm túc. Đề thi trắc nghiệm khách quan được chuẩn hóa với dải rộng từ dễ đến rất khó, kiến thức phủ khắp chương trình. Trước với bài thi tự luận, câu hỏi khó chỉ nằm ở một vùng kiến thức; nhưng đề thi năm nay, câu khó có thể nằm bất cứ nơi nào trong chương trình, vì vậy các em học sâu vào 1 chương nào đó, 1 phần kiến thức nào đó, đều có thể làm được câu khó này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.