Đăng tin giả siêu bão cấp 17 sắp đổ bộ vào miền Trung bị xử lý thế nào?

GD&TĐ - Luật gia cho rằng, thông tin giả về siêu bão có thể gây lo lắng hoang mang cho nhân dân cũng như ảnh hưởng đến kế hoạch phòng chống lụt bão của các cơ quan chức năng.

Thông tin sai sự thật về siêu bão cấp 17 sắp đổ bộ vào miền Trung được chia sẻ trên mạng xã hội khiến nhiều người hoang mang.
Thông tin sai sự thật về siêu bão cấp 17 sắp đổ bộ vào miền Trung được chia sẻ trên mạng xã hội khiến nhiều người hoang mang.

Ngày 19/10, trên mạng xã hội lan truyền thông tin về việc cơn bão số 8 với sức gió mạnh cấp 17 sắp đổ bộ vào các tỉnh miền Trung nước ta. Trước tình hình mưa lũ đang diễn biến phức tạp ở các tỉnh miền Trung nên sau khi được đăng tải, thông tin trên đã gây hoang mang cho nhiều người.

Trả lời báo chí liên quan đến vấn đề trên, ông Trần Quang Năng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết – Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết thông tin trên là sai sự thật.

Ông Năng cho biết, tính đến thời điểm này, cơ quan dự báo Nhật Bản và các mô hình dự báo khác không có bất kỳ nhận định nào về việc bão số 8 sẽ mạnh lên thành siêu bão. “Vì thế, những thông tin nhận định bão mạnh lên thành siêu bão là không có cơ sở và là nguồn tin giả mạo”, ông Năng thông tin.

Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội

Cũng liên quan đến sự việc trên, trao đổi với PV, Luật sư Đăng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho rằng, những ngày qua đồng bào Miền Trung đang hứng chịu phải những đợt mưa bão, lũ lụt nghiêm trọng, thiệt hại lớn về người và tài sản.

Không những thế, người dân trong vùng lũ lụt đang hết sức lo lắng về những hiện tượng cực đoan của thời tiết, nếu thêm một cơn bão nữa đặc biệt là siêu bão thì thiệt hại sẽ rất lớn và không thể lường trước được hậu quả đến mức nào.

Vì thế, thông tin giả về siêu bão có thể gây lo lắng hoang mang cho nhân dân cũng như ảnh hưởng đến kế hoạch phòng chống lụt bão của các cơ quan chức năng.

“Bởi vậy, cơ quan thông tin truyền thông, an ninh mạng có thể vào cuộc xác minh làm rõ người tung tin sai sự thật trong tình huống này với chủ đích gì, vì sao lại đưa tin sai sự thật như vậy?

Đồng thời cơ quan chức năng sẽ đánh giá những tác động của thông tin này đối với xã hội để có hình thức xử lý phù hợp với quy định của pháp luật”, Luật sư Cường nhấn mạnh

Theo đó, hành vi đưa thông tin sai sự thật gây hoang mang trong dư luận sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 101, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện với mức phạt từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng.

Theo Luật sư Cường, việc dự báo thời tiết chỉ là phán đoán, đôi khi trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn dự báo về bão cũng chưa hoàn toàn chính xác, có thể sai về cường độ, về vị trí đổ bộ, về tốc độ của bão tuy nhiên những sai sót đó là không đáng kể và có thể chấp nhận được ở góc độ kĩ thuật.

Còn đối với việc đưa ra thông tin sai sự thật của những cơ quan, tổ chức, cá nhân không có chức năng, thông tin không có căn cứ với mục đích gây giật gân, gây sự chú ý và vì động cơ cá nhân thì cần phải xử lý nghiêm minh, đặc biệt là những thông tin vào thời điểm mưa lũ diễn biến phức tạp như thời điểm hiện nay

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.