1. Đắng miệng là bệnh gì?
Miệng đắng là cảm giác trong miệng có vị đắng, bất kể ăn hay uống gì cũng thấy đắng. Đây là hiện tượng bệnh lí xảy ra khá phổ biến hiện nay, hiện tượng miệng bị đắng xảy ra kèm theo những biểu hiện khác như khó chịu, mệt mỏi, căng thẳng, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, chán ăn gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
Tuy nhiên, nếu xuất hiện tình trạng có vị đắng trong miệng thường xuyên hoặc kéo dài liên tục trong nhiều ngày mà sức khỏe của bạn bình thường, không có triệu chứng ốm, sốt thì bạn cần đăc biệt chú ý vì đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp vấn đề.
Vậy xuất hiện có vị đắng trong miệng hoặc ngủ dậy thấy miệng đắng ngắt là biểu hiện của những bệnh gì?
2. Đắng miệng cảnh báo cơ thể mắc các bệnh sau:
Trào ngược dịch mật
Dịch mật là một chất lỏng màu xanh – vàng, được sản xuất tại gan và dữ trữ trong túi mật. Vai trò của dịch mật là để tiêu hóa chất béo và loại bỏ các tế bào hồng cầu đã chết cũng như một số độc tố ra khỏi cơ thể. Mật được đổ vào phần đầu ruột non cùng với các dịch tiêu hóa khác dưới sự kích thích của chất béo
. Do một nguyên nhân nào đó, van môn vị (ngăn cách giữa dạ dày và ruột non) bị tổn thương, đóng không kín dẫn tới dịch mật trào ngược lên dạ dày và rồi từ đó trào ngược lên thực quản.
Trào ngược dạ dày
Đắng miệng có thể là do trào ngược dạ dày thực quản, cần khám kỹ lưỡng để tránh bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn về sau. Đây là bệnh khá phổ biến hiện nay, tỷ lệ ngày càng gia tăng. Bệnh khá thường gặp nhưng nhiều trường hợp không được chẩn đoán đúng.
Một số triệu chứng triệu chứng khác có thể là như đau ngực, ho kéo dài, đau rát họng… dễ gây nhầm lẫn với bệnh lý tim phổi, viêm họng. Có khi bệnh không có biểu hiện gì cả, khi nội soi hoặc đến khi có biến chứng thì mới phát hiện.
Trào ngược dạ dày thực quản dễ dẫn đến viêm loét thực quản, nếu nặng và kéo dài đưa đến hẹp thực quản. Viêm loét thực quản cũng có thể gây chảy máu.
Bệnh diễn ra trong một thời gian lâu làm cho niêm mạc thực quản biến đổi tựa như niêm mạc ruột, gọi là Barrett thực quản. Barrett thực quản là tổn thương tiền ưng thư, có thể chuyển thành ung thư.
Các vấn đề về răng miệng
Các vấn đề răng miệng cũng có thể khiến cho miệng có cảm giác đắng, sâu răng, nha chu. Bệnh về răng miệng có thể đi kèm với nhiều bệnh khác: tiểu đường, viêm nội tâm mạc, Alzheimer…
Do đó đây cũng là dịp nên chú trọng thêm đến vệ sinh răng miệng hàng ngày, đồng thời tiến hành khám răng định kỳ.
Suy giảm chức năng gan
Đắng miệng cũng còn gặp ở các trường hợp chức năng gan suy giảm do các bệnh lý về gan như viêm gan cấp và mạn tính, gan nhiễm mỡ, xơ gan hoặc các trường hợp gan phải làm việc quá tải trong thời gian dài.
3. Cách chữa như thế nào?
– Bảo vệ khoang miệng: Đánh răng thường xuyên và đúng cách, 2 lần mỗi ngày, cần chải sach mặt lưỡi để loại bỏ các vi khuẩn có và thức ăn bám trên răng.
– Uống đủ nước, tránh tình trạng để lưỡi khô, môi khô do thiếu nước đồng thời, tránh những thức uống có gas, cafe gây rối loạn hoạt động dà dày – ruột.
– Ăn các loại trái cây giàu vitamin C, giàu axit, giúp kích thích sản xuất nước bọt và xóa các vị đắng trong miệng.
– Ăn bữa ăn nhỏ nhưng thường xuyên, tránh ăn nhiều chất béo, đồ chiên, các loại thực phẩm nhiều gia vị, đồ ăn nhiều dầu mỡ vì kích thích hoạt động trào ngược dịch vị và dịch mật, đồng thời kết hợp ăn nhiều rau xanh.
– Không nên tự ý mua thuốc về sử dụng, cần tuân theo chỉ định và liều lượng của bác sĩ.
– Điều quan trọng không thể thiếu đó là bạn nên đi kiểm tra sức khỏe sớm nhất có thể để phát hiện nguyên nhân căn bản của chứng đắng miệng để có phương pháp điều trị sớm và đúng nhất.