Một nhóm theo dõi chăm sóc trẻ em đang kêu gọi các bộ luật chặt chẽ hơn sau khi một trẻ mới biết đi ở Rotorua (New Zealand) bị tổn thương não sau khi bị nghẹn táo tại một trung tâm giữ trẻ.
Báo cáo của Tiến sĩ Sarah Alexander thuộc nhóm theo dõi diễn đàn trẻ em cho biết bé Neihana Renata, 22 tháng tuổi bị tổn thương não do thiếu oxy sau khi bị nghẹn một quả táo tại trung tâm Little Lights Kindy ở vùng ngoại ô Rotorua của Western Heights (New Zealand) vào ngày 31 tháng 5 năm 2016.
"Đứa trẻ mới biết đi bị chấn thương não do thiếu oxy và bại não nghiêm trọng - bé không thể nói chuyện, nuốt bình thường hoặc di chuyển cơ thể.
Việc cho trẻ ăn những loại thực phẩm như bỏng ngô, các loại hạt và táo sống... có thể khiến trẻ dễ dàng bị nghẹn, và điều đó là trái với lời khuyên về sức khỏe ở New Zealand và quốc tế", tiến sĩ Sarah cho biết.
Tiến sĩ Sarah cho biết thêm rằng Neihana "bình thường so với tuổi và không có tình trạng sức khỏe hoặc khuyết tật" trước tai nạn.
Nhưng sau khi bị nghẹn táo, cậu bé đã ở bệnh viện được hai tháng và kể từ đó bé phải quay lại bệnh viện nhiều lần vì Neihana dễ bị nhiễm trùng ngực.
Mẹ của Neihana, một bác sĩ đa khoa có trình độ đầy đủ, đã phải từ bỏ công việc làm bác sĩ để chăm sóc con mình.
Bộ Giáo dục đã được thông báo về tai nạn vào ngày vụ việc xảy ra, nhưng tiến sĩ Sarah cho biết Bộ không có bất kỳ hành động nào để đình chỉ giấy phép của trung tâm hoặc hạ giấy phép xuống tạm thời.
"Nó dường như là một vụ tai nạn không thể ngăn chặn được. Bộ cũng không đặt câu hỏi về việc sơ cứu ban đầu cho đứa trẻ, cũng không liên lạc với gia đình. Gia đình không được thông báo về quyền khiếu nại của họ. Hành động của Bộ Giáo dục là nhằm mục đích giữ cho vụ việc im lặng", tiến sĩ Sarah bày tỏ.
Nhưng phó thư ký của Bộ, bà Katrina Casey, cho biết vụ việc đã được che đậy bởi lời khuyên của các trung tâm chăm sóc trẻ em.
"Tai nạn khủng khiếp này đã thay đổi cuộc sống của đứa trẻ này và gia đình bé mãi mãi. Chúng tôi biết trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị nghẹn, ngay cả đối với những thứ chúng có thể đã ăn nhiều lần trước hoặc kể cả khi đang được giám sát, như trường hợp bi thảm ở đây.
Báo cáo của WorkSafe New Zealand cho thấy trung tâm tuân theo các hướng dẫn sơ cứu và giám sát, đã có nhân viên được đào tạo phù hợp và gọi dịch vụ khẩn cấp ngay lập tức. Nhân viên tại trung tâm đã làm tất cả những gì có thể để giúp cậu bé này", bà Katrina cho biết.
Tai nạn hóc sặc có thể xảy ra ở mọi tuổi nhưng thường ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến dưới 3 tuổi. Ở độ tuổi này, bé thường sẽ rất tò mò, những thứ tưởng như vô hại với người lớn lại vô cùng nguy hiểm với trẻ nhỏ (hạt nhãn, hạt điều, kim may, đinh ghim, hạt dẻ, hạt dưa, bỏng ngô, kẹo cứng,…), chúng đều có thể trở thành thủ phạm gây tổn thương bé.