Cửa hàng nhỏ lẻ cũng xoay mình theo kinh tế số
Là một đại lý sách, thiết bị lâu năm ở huyện thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh hằng năm chị Đặng Thị Hà cứ đến tầm tháng 8 là chị đặt hàng sách, thiết bị từ các công ty sách thiết bị ở Hà Nội chuyển về.
Tuy nhiên năm nay, giai đoạn tháng 7 và tháng 8 tình hình dịch diễn biến phức tạp, Hà Nội thực hiện giãn cách, nhiều tuyến xe khách Hà Tĩnh chạy Hà Nội cũng theo đó mà dừng bởi vậy việc các đơn hàng nhỏ lẻ của chị Hà cũng bị chậm trễ được giao. Để giải quyết phương án trước mắt chị đã chủ động tìm kiếm qua các sàn thương mại điện tử để đặt sách và thiết bị.
Chị Hà chia sẻ: “Mọi năm cứ đến đầu tháng 7 là các bạn nhân viên tiếp thị của các công ty sẽ đến tư vấn cũng như đưa mẫu mã cho mình chọn. Nhưng năm nay dịch, nên gần như để có hàng đưa về thì mình đã phải chủ động, không chờ. Thế nhưng để có nguồn hàng mình cũng chật vật vì Hà Nội thời điểm đó dịch cao điểm nên các công ty thiết bị cũng gần như tạm dừng hoạt động”.
Thấy nhu cầu muốn mua sách giáo khoa sớm để cho con nghiên cứu, chị Hà đã trực tiếp lên cửa hàng số của các công ty sách hay website của công ty đó để đặt hàng.
“Cũng may, trên các sàn thương mại điện tử có hệ thống vận chuyển chuyên trách khi đặt hàng nên giữa tháng 8 những mặt hàng thiết yếu phục vụ cho học tập của mình cơ bản đã có mặt ở cửa hàng.
Đồng thời, các nhà tập đoàn lớn như Thiên Long họ cũng miễn phí vận chuyển toàn quốc với các đơn hàng lớn bởi vậy mình cũng giảm được khá lớn chi phí vận chuyển”, chị Hà nói thêm.
Với lối bán truyền thống là khách hàng cần thi đến mua, nhưng mùa dịch bởi vậy chị đã mở thêm dịch vụ vận chuyển sách khi phụ huynh học sinh đặt. “Cũng đợt dịch vừa rồi, thành phố Hà Tĩnh có một số phường bị cách ly, phụ huynh đặt hàng qua điện thoại mình cũng đã thực hiện chính sách miễn phí vận chuyển đến cho phụ huynh. Đến bây giờ có nhiều phụ huynh cần gì nếu bận không ra cửa hàng được họ cũng nhăn tin qua zalo để đặt và mình đưa đến tận nhà”, chị Hà nói.
Vốn là cửa hàng cung ứng sách giáo khoa và thiết đầu năm học một số trường ở Hà Tĩnh, chị Nguyễn Thị Hương chia sẻ: “Thực sự hai năm học này do ảnh hưởng Covid-19 nên năm nay kết thúc năm học mình đã đặt sách cũng như các thiết bị giáo dục sớm hơn mọi năm. Năm nay mình cũng chủ động lấy số liệu như mọi năm để đặt. Thế nhưng đến gần vào năm học nhiều phụ huynh vẫn hỏi đặt sách, vì năm nay nhiều cửa hàng bán lẻ không có sách hoặc có với số lượng ít nên phụ huynh cũng khá khó khăn khi mua sách”.
Được biết, do dịch nên các thiết bị là dụng cụ học tập chị Hương chủ động nhập từ nhiều công ty khác nhau nhằm đề phòng nguồn hàng thiếu khi cần lại không có.
Thay đổi thói quen tiêu dùng của phụ huynh
Không chỉ vậy, đại dịch Covid-19 đã tác động đến thói quen của người mua sắm. Theo chị Trần Thị Hồng (Can Lộc – Hà Tĩnh), cháu mình năm nay lớp 1, do ở Hà Nội dịch bố mẹ cháu đã cho về quê để học. Nhiều khi cần các dụng cụ học tập như: Bút chì, bút màu hay tẩy…. mình thường gọi điện đến các cửa hàng thiết bị sách của xã họ cũng có thể chuyển cho.
Hay có nhiều bộ truyện của cháu, bố mẹ ở Hà Nội có thể đặt qua Shopee hay Lazada thì họ cũng vận chuyển về đến nhà cho con mà không cần phải đi xa”.
Cũng là người không thiện cảm lắm với các chương trình mua sắm qua sàn thương mại điện tử, thế nhưng chị Nguyễn Thị Thanh (TP. Hà Tĩnh – tỉnh Hà Tĩnh) đã dần dần thay đổi thói quen của mình.
Chị Thanh chia sẻ: “Trong đợt dịch này, nơi mình sống có xuất hiện các ca dương tính với Covid-19, trong khi đó con đang chuẩn bị vào năm học bởi vậy gần như sách vở, bút mực của con mình cũng đặt trên các cửa hàng số. Đồng thời, có nhiều combo mua hàng được giá ưu đãi 30% trên tổng hóa đơn bởi vậy đó cũng là một cách để mình tiết kiệm”.
“Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"