Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và TP. Đà Nẵng

Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và TP. Đà Nẵng
Quang cảnh Đại hội Đảng bộ đại biểu tỉnh Quảng Nam lần thứ XX
Quang cảnh Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XX

Trong ngày khai mạc có sự tham dự của đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính Trị, Thường trực Ban Bí thư thay mặt Bộ Chính trị dự và Chỉ đạo Đại hội; dự Đại hội còn có đông đảo khách mời trung ương và đại biểu chính thức.

Nhiệm kỳ 2005-2010, Đảng bộ tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo một cách tích cực và đúng hướng để đạt được những thành tựu đáng kể: Tốc độ tăng trưởng (GDP) năm 2010 tăng gấp 1,8 lần so với năm 2005; Công nghiệp-xây dựng từ 34% tăng lên 39,5%; các ngành dịch vụ phát triển khá với giá trị sản xuất tăng bình quân 16,1%; Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao, nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp không ngừng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước…

Theo đó, nhiệm kỳ mới 2010-2015, Đảng bộ tỉnh Quảng Nam sẽ quyết tâm thực hiện 4 nhóm giải pháp chủ yếu: Phát triển kinh tế; văn hóa-xã hội; bảo đảm quốc phòng-an ninh; xây dựng chính quyền các cấp vững mạnh; phát huy dân chủ và tăng cường công tác vận động quần chúng; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ. 

Đại hội lần thứ XX Đảng bộ TP. Đà Nẵng đã khai mạc trọng thể vào sáng 28/9/2010 với chủ đề: “Đoàn kết, Đổi mới, Sáng tạo, Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; Tiếp tục xây dựng thành phố Đà Nẵng văn minh, hiện đại, phát triển bền vững, xứng đáng là Trung tâm Kinh tế-Xã hội của miền Trung”.

Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính Trị, Thường trực Ban Bí thư thay mặt Bộ Chính trị dự và Chỉ đạo Đại hội.

Quang cảnh Đại hội Đảng bộ đại biểu thành phố Đà Nẵng lần thứ XX
Quang cảnh Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XX

Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XIX trình Đại hội lần thứ XX do đồng chí Nguyễn Bá Thanh, UV Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng trình bày đã đưa ra những con số khá ấn tượng từ công tác lãnh đạo của Đảng bộ thành phố trong nhiệm kỳ 2005-2010: Kinh tế phát triển tương đối toàn diện, đạt tốc độ tăng trưởng khá; hiệu quả và sức cạnh tranh được nâng lên một bước; tổng sản phẩm nội địa (GDP) ước tăng bình quân 11%/năm; GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 2.015 USD, gấp 2,2 lần so với năm 2005 và bằng 1,6 lần mức bình quân chung cả nước. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp với tỷ trọng nhóm ngành Dịch vụ trong GDP năm 2010 ước đạt 50,5%; Công nghiệp-xây dựng: 46,5% và Nông nghiệp: 3,0%.

Quan hệ đối ngoại và kinh tế đối ngoại ngày càng mở rộng đến nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới; chủ động thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của thành phố đối với khu vực và thế giới. Đến tháng 6 năm 2010, thành phố có 175 dự án FDI, tổng vốn đầu tư 2,7 tỷ USD; trong đó, vốn thực hiện ước đạt 1,3 tỷ USD, chiếm hơn 50% tổng vốn đầu tư. Kết cấu hạ tầng phát triển khá nhanh và đồng bộ; công tác quản lý đô thị, tài nguyên và bảo vệ môi trường có nhiều chuyển biến tích cực; trong 5 năm qua, thành phố đã bố trí tái định cư khoảng 18.340 lô; thực hiện công tác đền bù, giải tỏa, tái định cư cho nhân dân đúng chính sách, chế độ và tiến độ các công trình; trong 3 năm liên tiếp (2005-2007) đứng nhì và 2 năm (2008, 2009) được công nhận dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); đến giữa năm 2010, thành phố có trên 12.813 doanh nghiệp dân doanh, tổng vốn đăng ký đạt 35 ngàn tỷ đồng. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 12,8% mỗi năm; tổng chi ngân sách địa phương tăng 9,5%/năm; tổng vốn đầu tư phát triển tăng 18,3% mỗi năm…

Trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và văn hóa - xã hội đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo chuyển biến về chất trong quá trình phát triển của thành phố; chủ trương gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội thực hiện có kết quả, từ đó, Đà Nẵng ngày càng khẳng định vai trò, vị trí là trung tâm giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ lớn của khu vực miền Trung-Tây Nguyên và cả nước.

Trên tinh thần “Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, tiếp tục xây dựng thành phố Đà Nẵng văn minh, hiện đại, phát triển bền vững, xứng đáng là trung tâm kinh tế-xã hội của miền Trung”, Đại hội thảo luận và xác định quan điểm phát triển và mục tiêu tổng quát phát triển Đà Nẵng đến năm 2015 và tầm nhìn 2020 để đạt mục tiêu đến năm 2015 tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng bình quân 13,5 - 14,5%/năm, GDP bình quân đầu người đạt 3.200 USD. 

Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Đà Nẵng  sẽ tập trung bước đột phá về tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng văn minh hiện đại; phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao. 

                                                                             P.V

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.