Tham dự hội thảo có hơn 70 nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh đến từ gần 40 trường ĐH, CĐ, Học viện trên cả nước.
84 báo cáo tham luận Hội thảo đã được in thành kỷ yếu dày hơn 840 trang. Các tham luận có thể gom lại thành 3 phần lớn.
Phần 1: Viết về tư tưởng Hồ Chí Minh – di sản quý báu của thời đại. Phần 2: Tập trung nêu rõ giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp đổi mới đất nước trên các lĩnh vực: Chính trị, ngoại giao, quốc phòng – an ninh. Phần 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước trên lĩnh vực: Kinh tế, Văn hóa, Xã hội, Giáo dục.
Các đại biểu dự hội thảo đều thống nhất cao với mục đích của hội thảo khoa học này là:
Thứ nhất, làm sáng tỏ thêm sức sống mãnh liệt của Tư tưởng Hồ Chí Minh – di sản thời đại.
Thứ hai, làm rõ vai trò và giá trị di sản tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp Đổi mới, phát triển đất nước.
Thứ ba, kết quả nghiên cứu và các ý kiến bình luận, thảo luận đóng góp của các nhà khoa học, của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu tại Hội thảo này là nguồn dữ liệu tham khảo có giá trị hữu ích cả về mặt lý luận và thực tiễn cho việc hoạch định chính sách đổi mới ở nước ta trong giai đoạn tiếp theo.
Các báo cáo tham luận gửi về Hội thảo có nội dung phong phú, cung cấp nhiều thông tin khoa học mới và gợi mở những ý kiến đóng góp có giá trị, thể hiện sự tâm huyết của các tác giả đối với chủ đề Hội thảo.
Một là, tiếp tục làm rõ bản chất khoa học, cách mạng và nhân văn của Tư tưởng Hồ Chí Minh với những nguyên lý lý luận đã và đang chỉ ra con đường cách mạng để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, bất công.
Cùng với khẳng định sự đúng đắn, sức sống mãnh liệt, cần tập trung phân tích, làm rõ sự cần thiết phải bổ sung, phát triển và vận dụng khách quan, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào tình hình thực tiễn của Việt Nam hiện nay.
Hai là, làm rõ quá trình vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào sự nghiệp đổi mới đất nước trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao và an ninh – quốc phòng.
Ba là, làm rõ quá trình vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào sự nghiệp đổi mới đất nước trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội.