Đại gia nước ngoài xâm nhập, "ông trùm" trong nước cũng nóng ruột

Việc các doanh nghiệp nước ngoài tiến những bước chân đầu tiên xâm nhập vào thị trường Việt Nam đang khiến cho một số "ông lớn" cùng ngành trong nước phải lo lắng, dè chừng.Doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên thành "nhà bán lẻ" xăng dầu ở Việt Nam

Đại gia nước ngoài xâm nhập, "ông trùm" trong nước cũng nóng ruột
Trang web của Idemitsu Kosan ngày 18/4 đưa tin, tập đoàn này sẽ góp 50% vốn vào Công ty TNHH Dầu khí Idemitsu Q8, để cùng với Công ty Dầu khí quốc tế Kuwait (KPI) thiết lập hệ thống trạm bán xăng dầu lẻ tại Việt Nam.

Theo đó, giấy phép chứng nhận đăng ký đầu tư đã được Chính phủ cấp, trong khi việc tiến hành các thủ tục đăng ký doanh nghiệp đang được xúc tiến.

Nếu các thủ tục được hoàn tất, đây sẽ là lần đầu tiên thị trường phân phối xăng dầu Việt Nam có sự tham gia của một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Liên doanh được thành lập nhằm mục đích xây dựng các trạm xăng tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2017.
Một trạm xăng của Idemitsu tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: DNP
Một trạm xăng của Idemitsu tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: DNP
Theo Idemitsu, dự kiến, các trạm xăng này sẽ bắt đầu các hoạt động bán buôn hoặc bán trực tiếp cho các doanh nghiệp trong tương lai. Nguồn cung xăng dầu sẽ đến từ nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa), đại diện Idemitsu cho biết.

Theo cơ cấu cổ phần hiện tại, KPI và Idemitsu Kosan mỗi bên nắm 35,1%, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) nắm 25% và Công ty Hóa chất Mitsui (Nhật Bản) nắm 4,8%.

Đến nay, dự án đã hoàn thành gần 80% tiến độ xây dựng và dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2017.

Đây là dự án có tổng mức vốn đầu tư hơn 9 tỷ USD, tổng công suất khi đưa vào hoạt động ước tính khoảng 200.000 thùng dầu/ngày, tương đương khoảng 10 triệu tấn dầu thô/năm.

Nguồn nguyên liệu đầu vào sẽ đến từ Kuwait. Một khi hoàn tất, dự án này sẽ nâng tổng công suất lọc dầu của Việt Nam lên 340.000 thùng/ngày.

Hóa dầu Petrolimex lo cạnh tranh với "ông trùm" ngành nhựa Thái Lan

Vào cuối năm 2015, Tipco Asphalt Pcl (TASCO) đã mua lại 41 nhà máy sản xuất tại Việt Nam và Indonesia từ Colas S.A với giá 61,8 triệu USD.

Đây có thể xem như là một thách thức rất lớn đối với Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex (mã PLC) do lo ngại về sức cạnh tranh đối với một doanh nghiệp nước ngoài được coi là “ông trùm” ngành nhựa đường tại Thái Lan.
Tipco Asphalt Pcl (TASCO) được mệnh danh là "ông trùm" ngành nhựa Thái Lan
Tipco Asphalt Pcl (TASCO) được mệnh danh là "ông trùm" ngành nhựa Thái Lan
Báo cáo tài chính 2015 của PLC ghi nhận, trong năm 2005, với doanh thu 312 tỷ đồng, mảng nhựa đường chỉ đóng góp 28% tổng doanh thu của PLC, sau 10 năm, năm 2015 vừa qua với 3.637 tỷ đồng, mảng kinh doanh này đã chiếm tới 53% tổng doanh thu.

Dẫn số liệu sản lượng nhựa đường cả năm của PLC, CTCP Chứng khoán MB (MBS) đánh giá, mảng nhựa đường là mảng chủ lực tạo sức bật cho PLC tăng trưởng mạnh trong năm 2015.

MBS cũng đánh giá rằng, năm 2016, nhựa đường sẽ vẫn là mảng chính đóng góp chính vào lợi nhuận của PLC, PLC vẫn hưởng lợi nhờ sản lượng tiêu thụ nhựa đường dự báo vẫn sẽ tiếp tục tăng mạnh nhờ các dự án đường bộ tiếp tục được đẩy mạnh triển khai trong những năm tới.

Bên cạnh đó, giá dầu thế giới biến động nhẹ giúp biên lợi nhuận của PLC tiếp tục cải thiện, nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng ở mức cao.

Tuy nhiên, nhiều khả năng mảng nhựa đường trong thời gian tới sẽ gặp khó khăn do nhu cầu thị trường giảm, cạnh tranh từ các doanh nghiệp khác…

Lãnh đạo PLC cũng từng đặc biệt nhấn mạnh sự cạnh tranh trên thị trường nhựa đường hiện nay với 4 trong tổng số 7 doanh nghiệp là doanh nghiệp nước ngoài, 3 doanh nghiệp nội là PLC và 2 doanh nghiệp tư nhân thì việc “cấu” được thị phần của doanh nghiệp khác là rất khó.

Do đó, trước lo ngại về sức ép cạnh tranh lớn với TASCO sau khi hoàn thành thương vụ M&A với Colas S.A, sức cạnh tranh của PLC có thế yếu so với doanh nghiệp nước ngoài vì doanh nghiệp nước ngoài sử dụng được tín dụng rẻ, lãi suất vay chỉ 1,5% đối với USD trong khi đối với PLC phải vào khoảng 4-5%.

Mỗi tháng người Việt chi 47 triệu USD mua hơn 2.600 ô tô từ Thái Lan

Báo cáo của Tổng cục Hải quan cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2016, cả nước nhập khẩu hơn 19.700 ô tô, giảm 16,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Hầu hết các loại xe nhập khẩu đều giảm, trừ ô tô tải.

Trong đó, Thái Lan trở thành nhà cung cấp ô tô cho Việt Nam với hơn 7.800 chiếc, tăng tới 64,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Với tổng giá trị nhập khẩu khoảng 140 triệu USD, bình quân mỗi tháng người Việt chi khoảng 47 triệu USD nhập khẩu hơn 2.600 chiếc xe từ Thái Lan. Con số này cao hơn hẳn mức bình quân năm 2015 (với 600 xe).
Mỗi tháng người Việt chi 47 triệu USD mua hơn 2.600 ô tô từ Thái Lan
Mỗi tháng người Việt chi 47 triệu USD mua hơn 2.600 ô tô từ Thái Lan
Một trong những lý do khiến lượng ô tô từ Thái Lan được nhập về Việt Nam tăng mạnh là do chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu theo cam kết Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN.

Bộ Tài chính cho biết, từ năm 2016, thuế nhập khẩu ô tô trong nội khối ASEAN giảm từ 50% xuống còn 40%, và đến năm 2017 còn 30%, từ năm 2018 còn 0%.

Do vậy, lượng xe nhập từ khu vực ASEAN như Thái Lan, Indonesia… trong những tháng đầu năm và có khả năng cả trong thời gian sắp tới, sẽ tăng mạnh nhằm hưởng ưu đãi thuế.

Taxi phải in trả hóa đơn thanh toán tiền cho khách hàng

Nghị định 86/2014 về kinh doanh vận tải bằng xe ôt ô quy định từ ngày 1/7/2016, taxi phải có thiết bị in hóa đơn kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe, lái xe phải in hóa đơn và trả cho hành khách khi thanh toán.

Trước mốc thời gian này, nhiều doanh nghiệp kinh doanh taxi ở Hà Nội cho biết đang khẩn trương lắp đặt thiết bị.

Các doanh nghiệp cũng cho biết đã chi phí đầu tư trung bình cho mỗi bộ thiết bị in biên lai là khoảng một triệu đồng, cộng với chi phí vài chục nghìn mỗi xe cho việc bảo dưỡng, giấy in... nên chi phí đầu vào cũng tăng cao.

Theo ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ôtô Hà Nội, việc in biên lai sẽ giúp hành khách thuận tiện hơn trong việc theo dõi vì thể hiện số xe, số tiền, lộ trình, tên và địa chỉ doanh nghiệp để có thể khiếu nại khi có vấn đề phát sinh.

Mặc dù các doanh nghiệp phải chi phí tương đối song phần lớn đã chấp hành chủ trương, nhiều hãng đã hoàn thành việc lắp đặt.

Tuy vậy, một thực tế là phần lớn khách hàng không muốn lấy lại biên lai thanh toán tiền khi xuống xe, và theo ông Liên đây là điều cần thay đổi để việc thực hiện chủ trương trên dễ dàng hơn.
Theo vtc.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ