Đại Dực xóa nghèo nhờ phát triển nông-lâm nghiệp và chăn nuôi

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Đại Dực là xã miền núi, vùng cao, của huyện Tiên Yên, Quảng Ninh có gần 100% là người dân tộc thiểu số, đã thành công trong xóa nghèo từ năm 2021.

Giảm nghèo bền vững ở xã miền núi nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.
Giảm nghèo bền vững ở xã miền núi nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.

Quyết tâm vượt khó

Bí thư Đảng ủy xã Đại Dực, Hoàng Việt Tùng cho biết: Từ năm 2019 xã Đại Dực đã đạt chuẩn nông thôn mới. Đến năm 2023 mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương chủ yếu tập trung vào phát triển Nông - Lâm nghiệp và chăn nuôi nhỏ, lẻ. Điều kiện địa hình xã nhiều đồi núi, giao thông đi lại khó khăn, xã có 98% dân số là người dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn thấp, chưa mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, đại dịch Covid -19, dịch tả lợn châu phi … là những khó khăn trước mắt cần phải khắc phục.

Tuy nhiên, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền xã Đại Dực đã thực hiện tốt nhiều nhiệm vụ trọng tâm và phát triển kinh tế - xã hội. Bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, ngày càng khang trang, sạch, đẹp; đời sống người dân từng bước được nâng cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm từ 13% trở lên. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp tăng bình quân 12%/năm trở lên; tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 17%/năm trở lên; thương mại, dịch vụ tăng bình quân 18%/năm trở lên.

Trong lĩnh vực phát triển nông, lâm nghiệp xã đã tích cực chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, tổ chức cho nhân dân đăng ký giống và cung ứng giống kịp thời vụ phục vụ sản xuất, đưa các giống mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất; chỉ đạo sản xuất phát triển nông, lâm nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là trong lĩnh vực lâm nghiệp chỉ đạo triển khai thực hiện tốt công tác phát triển diện tích rừng trồng mới gắn với triển khai thực hiện Kế hoạch của UBND huyện Tiên Yên về trồng rừng và giao chỉ tiêu trồng rừng.

Giảm nghèo bền vững, Đại Dực đã không còn hộ nghèo từ năm 2021.

Giảm nghèo bền vững, Đại Dực đã không còn hộ nghèo từ năm 2021.

"Xác định xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, lấy việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân làm thước đo của kết quả đạt được với tình hình thực tiễn của địa phương. Chúng tôi chủ động khắc phục những khó khăn trước mắt như sản xuất nông nghiệp, tiếp cận với sản xuất hàng hóa, sản xuất quy mô lớn còn chậm, ngành nghề không ổn định, sản xuất với quy mô còn manh mún nhỏ lẻ, chưa mạnh dạn trong chuyển đổi và áp dụng khoa học kỹ thuật". - Bí thư Hoàng Việt Tùng nhấn mạnh.

Kết quả đáng ghi nhận

Bằng các biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý của xã Đại Dực đã có được những kết quả khả quan trong trong các hoạt động. Thu ngân sách nhà nước, bám sát các quy định, khai thác triệt để các nguồn thu trên địa bàn nhằm tăng thu ngân sách. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn trong 3 năm qua đạt bình quân 1.530 triệu đồng = 7,6%/năm ( =7,4% so với nghị quyết đề ra). Bên cạnh đó, chỉ đạo thực hiện tốt việc quản lý, điều hành Chi ngân sách chặt chẽ, kiểm soát tốt các nhiệm vụ chi, đảm bảo chi thường xuyên.

Xã đã tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất, hiến tài sản trên đất, xây dựng các công trình, tham gia chỉnh trang hạ tầng, trồng cây xanh, vệ sinh môi trường. Tính đến cuối tháng 2 năm 2023, xã đã đạt được 18/19 tiêu chí, 72/75 chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao. Diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, kết cấu hạ tầng, giao thông được đầu tư đồng bộ đảm bảo cứng hóa các tuyến đường; đời sống, vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm 2022 đạt trung bình 64,5 triệu/người/năm.

Giảm nghèo bền vững đã giúp người dân tộc thiểu số ở Đại Dực tiếp cận nhiều hơn với GD-ĐT.

Giảm nghèo bền vững đã giúp người dân tộc thiểu số ở Đại Dực tiếp cận nhiều hơn với GD-ĐT.

Từ phát triển kinh tế - xã hội, công tác GD-ĐT luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm, tạo điều kiện. Chất lượng giáo dục đào tạo đạt nhiều kết quả nổi bật. Duy trì tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp đạt 100%. Phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở mức độ 3, đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. Cơ sở vật chất từng bước được đầu tư, nâng cấp, nguồn lực và chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân, công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân được đảm bảo.

Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc, đặc biệt là văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn xã trong năm qua đã tạo được sự đồng thuận và huy động được nhiều nguồn lực trong xã hội tham gia. Những truyền thống văn hóa tốt đẹp được quan tâm điều chỉnh, những hành vi, các hủ tục, tập quán lạc hậu dần được bãi bỏ trong đời sống cộng đồng để những giá trị đặc sắc đó trở thành nguồn lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội.

Trong những năm qua, công tác “giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Chỉ” đã được cụ thể hóa trong chương trình công tác năm của chính quyền từ xã đến thôn. Công tác giáo dục truyền thống và phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn đã từng bước được triển khai, đặc biệt quan tâm du lịch sinh thái và du lịch trải nghiệm từng bước được khởi xướng và tạo dựng (dụ lịch trải nghiệm Hồ Tuyệt Tình Cốc, Đồi Tình, nhà truyền thống của người dân tộc Sán chỉ, ruộng bậc thang). - Bí thư Đảng ủy Hoàng Việt Tùng vui vẻ cho biết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường TH&THCS thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa) được đầu tư xây dựng khang trang. (Ảnh: Thế Lượng)

Hai 'bông hoa' ở trường vùng biên xứ Thanh

GD&TĐ - Hai nữ sinh Trường TH&THCS thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa) đã vượt khó, nỗ lực phấn đấu khi đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử và Ngữ văn.