Đà Nẵng yêu cầu toàn dân thực hiện khai báo y tế

GD&TĐ - Ngày 19/2, ông Lê Trung Chinh – Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã có công văn yêu cầu tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19  sau dịp Tết Nguyên đán 2021.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo đó, để tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố, đặc biệt là sau dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương và đề nghị các hội, đoàn thể, các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn thành phố tiếp tục thực hiện quyết liệt hơn nữa các chỉ đạo của Trung ương, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và hướng dẫn của Bộ Y tế…

Tiếp tục tạm dừng, không tổ chức lễ hội, hoạt động, sự kiện tập trung đông người không cần thiết, hạn chế việc đi chúc Tết, du xuân, gặp mặt, liên hoan… Các sự kiện tập trung đông người phải bố trí các tổ kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các biện pháp, các điều kiện về phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định: đeo khẩu trang, giữ khoảng cách khi tiếp xúc, khai báo y tế,…

Bên cạnh đó, yêu cầu toàn dân thực hiện khai báo y tế. Đặc biệt là công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên, khách du lịch… trở lại, đến TP Đà Nẵng sinh sống, làm việc, học tập, du lịch phải thực hiện khai báo y tế điện tử hoặc khai báo y tế trực tiếp tại bến xe, ga tàu, sân bay, các chốt kiểm dịch, cơ sở sản xuất, kinh doanh, nơi làm việc,…

Ngoài ra, vận động người dân khai báo y tế trung thực để được để được hỗ trợ, chăm sóc y tế khi cần thiết. Người dân chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu không tự giác hoặc khai báo y tế không trung thực.

Yêu cầu toàn thể công chức, viên chức, người lao động và toàn thể người dân thực hiện nghiêm yêu cầu 5K, đặc biệt là bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng, không tụ tập đông người, thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 tại công sở, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,...

Khuyến khích thúc đẩy làm việc trên môi trường mạng và các hoạt động trực tuyến. Kiểm soát chặt chẽ việc bảo đảm an toàn tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp,… phải có phương án phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp khi tiến hành hoạt động sản xuất.

Các cơ quan chức năng tăng cường việc kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời tạo điều kiện, không gây ảnh hưởng xấu đến các hoạt động sản xuất kinh doanh.

UBND TP Đà Nẵng cũng giao Sở Y tế chủ trì, phối  hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện giám sát, lấy mẫu ngẫu nhiên (10-20%) để xét nghiệm Covid-19 đối với các trường hợp đến TP Đà Nẵng từ các địa phương có ca mắc tại cộng đồng, các địa phương có nguy cơ; các trường hợp có yếu tố nguy cơ tại Đà Nẵng để đánh giá nguy cơ tại thành phố; kịp thời có biện pháp ứng phó phù hợp…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công cụ trí tuệ nhân tạo giải quyết nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên.

Singapore thận trọng sử dụng AI

GD&TĐ - Các trường đại học Singapore áp dụng cởi mở nhưng thận trọng với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và thực hành.
Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

GD&TĐ - An ninh trật tự Haiti liên tục phải chịu những biến cố, từ vụ ám sát tổng thống đến động đất và tình trạng bạo lực từ các băng đảng.
Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.