Đà Nẵng rút kinh nghiệm từ dịch bệnh, chuẩn bị sẵn sàng cho năm học mới

GD&TĐ - Đại diện Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho hay, thành phố đã chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, giáo viên để chuẩn bị cho năm học mới 2021-2022.

Học sinh trường THPT Phan Châu Trinh (TP Đà Nẵng). Ảnh minh họa.
Học sinh trường THPT Phan Châu Trinh (TP Đà Nẵng). Ảnh minh họa.

Ngày 13/8, Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với Giáo dục Trung học phổ thông.

Tại điểm cầu TP Đà Nẵng, do ông Mai Tấn Linh – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT thành phố chủ trì báo cáo.

Báo cáo tại hội nghị, ông Mai Tấn Linh – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng cho hay, hiện TP Đà Nẵng đang xuất hiện nhiều ca mắc Covid-19, thành phố sẽ thực hiện một số biện pháp siết chặt phòng chống dịch trong thời gian đến. Chính vì thế, sẽ ảnh hưởng đến một số kế hoạch năm học mới của thành phố.

Theo ông Linh, đầu năm và cuối năm học 2020-2021, thành phố đều bị ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, Đà Nẵng đã chủ động xây dựng được kế hoạch và thực hiện hoàn thành nhiệm vụ năm học này. Trong đó, tổ chức việc dạy học, kiểm tra đánh giá kết thúc năm học theo đúng khung chương trình của Bộ GD&ĐT đưa ra.

Bên cạnh đó, tổ chức thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2021-2022 trong thời điểm phù hợp và hiện đã hoàn tất. Ngoài ra, cũng hoàn thành tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021.

“TP Đà Nẵng đã chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, giáo viên để chuẩn bị cho năm học mới 2021-2022. Đặc biệt, thành phố đã tạo điều kiện cho một số nhà đầu tư phát triển trường ngoài công lập nhằm đáp ứng dịch vụ, nhu cầu học tập chất lượng cao của phụ huynh”, ông Linh thông tin.

Đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT Đà Nẵng cũng cho hay, thành phố đã xét chọn SGK và được sự đồng thuận cao của các cơ sở giáo dục và giáo viên. Ngoài ra, đã biên soạn chương trình giáo dục địa phương theo đúng tiến độ để trình phê duyệt.

Qua thời gian dịch bệnh, Sở đã có một số bài học để triển khai trong năm học 2021-2022. Cụ thể, xây dựng kế hoạch dạy học và tham mưu UBND thành phố và phối hợp chặt chẽ các sở ban ngành trên địa bàn để tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học của địa phương. Đặc biệt, phối hợp với cơ quan báo chí để thông tin hoạt động giáo dục cho phụ huynh học sinh.

Sở GD&ĐT đã ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học và kiểm tra trực tuyến. Việc này sẽ được thực hiện trong những năm tiếp theo. Trong quá trình thực hiện có vướng mắc, Sở GD&ĐT kịp thời trao đổi, xin ý kiến với Vụ Giáo dục trung học để tháo gỡ kịp thời, hoàn thành nhiệm vụ năm học.

Về những khó khăn, đại diện Sở GD&ĐT cho rằng khó khăn trong việc dạy học môn Âm nhạc, Mỹ thuật, trong khi đó lực lượng giáo viên này khan hiếm. Mặc dù 1 năm nữa sẽ triển khai lớp 10 nhưng Sở GD&ĐT hình dung sẽ rất khó khăn khi chúng ta tuyển chọn giáo viên.

“Qua đây, Sở GD&ĐT Đà Nẵng cũng kiến nghị Bộ GD&ĐT, trong điều kiện chúng ta không chuẩn hóa được những giáo viên đạt trình độ đại học thì có thể xem xét tuyển chọn những giáo viên có trình độ cao đẳng ở môn Âm nhạc, Mỹ thuật để tham gia giảng dạy”, ông Linh kiến nghị.

Lãnh đạo Sở GD&ĐT cũng kiến nghị, Bộ GD&ĐT cần có hướng dẫn trong việc chi trả chế độ cho giáo viên xét chọn SGK. Bởi vì chúng ta sẽ thực hiện cho nhiều năm, nếu không có hướng dẫn cụ thể thì sẽ dẫn đến khó khăn…

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT, trong năm học 2020-2021, việc phát triển mạng lưới trường, lớp tại thành phố Đà Nẵng về cơ bản đều theo đúng lộ trình và quy hoạch của ngành.

Về việc tổ chức dạy học trực tuyến đầu năm học 2020-2021, Sở GD&ĐT chỉ đạo các đơn vị trường học trong thời gian học sinh chưa đến trường học trực tiếp cần chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng kĩ thuật, lựa chọn các hình thức dạy học qua mạng (dạy học trực tuyến qua các phần mềm; cung cấp bài giảng, bài tập, câu hỏi và nhận phản hồi của người học qua Website, Email, Facebook, Zalo, Viber,...) phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của từng trường, bảo đảm tổ chức dạy học qua mạng có chất lượng, thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông năm học 2020-2021 theo khung thời gian năm học của Bộ và Sở GD&ĐT.

Bên cạnh đó, để ứng phó với tình hình dịch Covid-19, Sở đã ban hành Công văn về việc hướng dẫn kiểm tra cuối kì II và hoàn thành chương trình năm học 2020-2021. Theo đó, các đơn vị, trường học đ tổ chức kiểm tra cuối kì II bằng hình thức trực tuyến thông qua các phần mềm, ứng dụng như VnEdu, Microsoft Team, Google form, Google meet,… với hơn 90% học sinh tham gia kiểm tra.

Kết quả kiểm tra cuối kì II phản ánh đúng phẩm chất, năng lực học sinh, không có chênh lệch nhiều so với kết quả kiểm tra thường xuyên và giữa kì; kết quả xếp loại học lực không biến động so với cùng kì năm học trước…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh: Quốc Bình

Đu đủ là vừa!

GD&TĐ - Trước khi trời đổ mưa rào giao mùa Xuân sang Hạ, chị liền hối đứa nhỏ bắc ghế hái những quả đu đu đã lớn hết cỡ, vỏ ngả ương ương.
Đau đầu hay nhức đầu là tình trạng rất phổ biến, có thể gặp phải ở bất cứ nhóm tuổi nào. Ảnh minh họa: INT

Đi tìm nguyên nhân gây bệnh đau đầu

GD&TĐ - Có hai nhóm nguyên nhân chính gây đau đầu là nguyên phát và thứ phát, trong đó, đau đầu nguyên phát chiếm 90% và là cơn đau do bệnh lý cụ thể gây ra.