Đã đến lúc không thể “tảng lờ” môn Tin học

GD&TĐ - Nếu như ở Việt Nam, Tin học vẫn được coi là một "môn phụ" thì tại Mỹ, nó là một trong những môn học quan trọng hàng đầu.

Đã đến lúc không thể “tảng lờ” môn Tin học

Đó là chia sẻ của Huyền Chíp (tên thật là Nguyễn Thị Khánh Huyền) hiện đang theo học tại ĐH Stanford (Mỹ) tại buổi thuyết trình về "Đào tạo khoa học máy tính: Những bài học từ Thung lũng Silicon".

Từ những kinh nghiệm thực tế trong quá trình học tập, giảng dạy ngành này tại ĐH Stanford cũng như qua quá trình làm việc tại thung lũng công nghệ Silicon Valley, Huyền Chip khẳng định bất cứ ai cũng nên tìm hiểu về khoa học máy tính (Computer Science – CS).

Huyền Chíp cho hay: Nếu như ở Việt Nam, Tin học được coi là một "môn phụ" thì tại Hoa Kỳ, nó được coi là một trong những môn học quan trọng hàng đầu.

Đại học Stanford có đến trên 90% sinh viên theo học một môn CS nào đó. Trong khi ở Việt Nam, học sinh và các bậc phụ huynh dường ít quan tâm đến tin học vì nó không nằm trong chương trình tuyển sinh đại học.

Tại Hoa Kỳ 84% các bậc cha mẹ cho rằng CS ít nhất cũng là một môn học quan trọng cần có cũng như toán học, khoa học, lịch sử; 60% giáo viên và nhà quản trị cho rằng CS cần phải được trang bị nếu có điều kiện.

Huyền nhận định, mỗi người trẻ cần phải có cơ hội được học về thuật toán, cách làm các ứng dụng trên thiết bị di động (app) hay học về cách thức vận hành của Internet. Những kiến thức này cũng cần thiết như việc các em học về quang hợp, hệ tiêu hóa, hay điện.

Hiện nay, Việt Nam đã phần nào có những thay đổi trong nhận thức xã hội, một số cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đã mở ra nhiều chương trình đào tạo công nghệ thông tin, lập trình cho các bạn trẻ ngay từ cấp tiểu học. Theo Huyền, việc làm này cần được mở rộng.

/Uploaded/cuong/2017_12_22/crerarcomputerlabbyjasonsmith1502ns_NVAQ.jpg

"Đã đến lúc không thể tảng lờ môn tin học được nữa. Điều này rất quan trọng để giúp Việt Nam không bị lạc hậu trên bình diện chung của thế giới", Huyền nhấn mạnh.

Một trong những nguyên nhân mà các sinh viên không thích môn tin học là do cách dạy còn chưa hấp dẫn.

Một khảo sát trên hơn 600 học sinh, sinh viên từ 10-35 tuổi cho thấy 3 lý do chính khiến người học không thích học môn tin là: quá khó hiểu (42%), không thích giáo viên (24,1%), môn học nhàm chán (19,6%).

Từ những thực tế trên Huyền Chip cho hay cô có ý định mở một khóa học online tương tự như chương trình mà cô đang tham gia trợ giảng dạy tại ĐH Stanford về tư duy lập trình.

Khoá học này được mô phỏng tương tự chương trình đào tạo về CS của ĐH Stanford, giúp mọi người hiểu được rằng nếu có đam mê và sự quyết tâm thì bất cứ ai cũng có thể học tập, sử dụng những công cụ mà ngành khoa học máy tính mang lại.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ