Đã có 31 tỉnh, thành tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi

GD&TĐ - Sau 1 tuần triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, tính đến chiều 22/4, đã có 31 tỉnh, thành phố tiêm cho trẻ trong độ tuổi này.
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Cập nhật trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 cho thấy, đến 14h00 ngày 22/4, cả nước đã tiêm gần 211,3 triệu liều vắc xin phòng Covid-19, trong đó ngày 21/4 đã tiêm hơn 723.490 liều vắc xin phòng Covid-19, cao gấp 1,5 lần số mũi tiêm so với ngày trước đó.

Tỷ lệ bao phủ mũi 1 và mũi 2 của người trên 18 tuổi là 100%; mũi 3 là 53,7%; tỷ lệ bao phủ mũi 1 và mũi 2 của trẻ từ 12- 17 tuổi lần lượt là 100% và 96%.

Số vắc xin phòng Covid-19 đã tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 193.152.894 liều, trong đó mũi 1: 71.424.009 liều; Mũi 2: 70.067.924 liều; Mũi bổ sung: 15.103.741 liều và Mũi 3: 36.557.220 liều.

Số vắc xin phòng Covid-19 đã tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.280.462 liều, trong đó mũi 1: 8.843.756 liều; Mũi 2: 8.436.706 liều.

Sau 1 tuần triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, đến sáng nay (22/4) có 31 tỉnh, thành phố triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi là TP Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lai Châu, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tiền Giang, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Bình Dương, Bình Phước, Bạc Liêu, Thanh Hoá, TP Cần Thơ và TP Đà Nẵng.

Tính đến chiều ngày 21/4, số liệu báo cáo của 28 tỉnh, thành phố về Bộ Y tế cho thấy đã có gần 127.000 liều vắc xin được tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi.

Đến nay ghi nhận một số trường hợp phản ứng nhẹ sau tiêm, chủ yếu là sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, đau đầu, mệt mỏi...

Không ghi nhận trường hợp phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 ở trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi.

Sơ bộ ban đầu tỷ lệ phản ứng thông thường sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 ở trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi thấp hơn thông báo của nhà sản xuất.

Việt Nam cũng đã nhận được 4,6 triệu liều vắc xin Moderna từ Úc viện trợ để tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi.

Hiện cơ quan chức năng của Bộ Y tế đã phân bổ hơn 2,3 triệu liều để phục vụ công tác tiêm chủng của các địa phương.

Số vắc xin còn lại sẽ phân bổ cho các địa phương ngay sau khi hoàn thiện các thủ tục kiểm định chất lượng.

Ảnh minh họa.

Ca Covid-19 nhiều nước tăng mạnh, Việt Nam tăng tốc tiêm vắc xin

GD&TĐ - Sáng 18/7, ca Covid-19 nhiều nước tăng mạnh, hai biến thể phụ BA.4, BA.5 của biến thể Omicron đã được ghi nhận trong nước; Bộ Y tế đã chỉ đạo tăng cường giám sát sự lưu hành của biến thể phụ BA.4, BA.5 và các biến thể khác để chủ động có các biện pháp xử lý kịp thời.
Ảnh minh họa.

Ca Covid-19 mới gia tăng, Bộ Y tế 'thúc' các tỉnh, thành phố tiêm mũi 3 và 4

GD&TĐ - Ca Covid-19 mới ở nước ta đang gia tăng, Bộ Y tế liên tục 'thúc' các tỉnh, thành phố đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin Covid-19 mũi 3 và 4. Tuy nhiên dù Bộ Y tế đã điểm danh đến lần thứ 10 trong hơn 2 tuần qua, vẫn có rất nhiều tỉnh, thành không rời danh sách tiêm mũi vắc xin 3 và 4 chậm.
Ảnh minh họa.

Tiêm vắc xin Covid-19 mũi 3, 4: Lợi ích cao hơn rủi ro

GD&TĐ - Đó là nhấn mạnh của TS Socorro Escalante, Quyền Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam. Bà Socorro Escalante cũng cho rằng, đại dịch chưa kết thúc; một khi còn chủng virus lưu hành, chúng ta vẫn có nguy cơ mắc bệnh nặng.
GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục y tế dự phòng Bộ Y tế - Ảnh: VGP.

Người mắc Covid-19 đã tiêm mũi nhắc lại 3, 4 miễn dịch lâu dài hơn, cao hơn

GD&TĐ - GS.TS. Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhấn mạnh, đối với người bị mắc mà tiêm mũi nhắc lại, tức là mũi 3, mũi 4, so với những người mắc mà không tiêm thì miễn dịch của người đã mắc có tiêm vắc xin lâu dài hơn, cao hơn. Có nghĩa là, hiệu lực bảo vệ của họ cao hơn trước các biến thể mới.