Cứu sống bé sơ sinh bị kiến bâu, dòi sục

Khi được người dân phát hiện, khắp người bé sơ sinh bị bỏ rơi bám đầy kiến, dòi, có cả trong 2 lỗ tai và bộ phận sinh dục.

Sau 1 ngày cấp cứu, sức khỏe của bé gái bị bỏ rơi đang tiến triển tốt
Sau 1 ngày cấp cứu, sức khỏe của bé gái bị bỏ rơi đang tiến triển tốt

Chiều 3/7, bác sĩ Lê Đình Nhân - Phó Trưởng Khoa Hồi sinh cấp cứu nhi - sơ sinh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk) - cho biết: Sau 1 ngày cấp cứu, sức khỏe của bé gái sơ sinh bị bỏ rơi đang dần hồi phục; cơ thể đã linh hoạt, khóc to, bú được, giảm phù nề ở các vết thương.

Trước đó, khoảng 14 giờ ngày 2/7, bà Nguyễn Thị Tuyết (56 tuổi, ngụ phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) cùng con gái đi hái măng sau vườn nhà.

Khi tới bụi tre cách nhà khoảng 100 m, bà Tuyết nghe tiếng rên nhỏ phát ra từ đống lá sắn ở bụi tre nên dỡ ra xem. Sau khi dỡ hết lớp lá sắn, 2 mẹ con phát hiện một cháu bé sơ sinh đang trong tình trạng nguy kịch. Cơ thể bé thâm tím, khắp người kiến, dòi bám đầy. Một số bộ phận như rốn, 2 lỗ tai, bộ phận sinh dục cũng bị kiến, dòi đục khoét.

Ngay sau đó, mẹ con bà Tuyết đã báo công an địa phương và đưa bé vào bệnh viện cấp cứu.

Dòi và kiến tấn công bé sơ sinh bị bỏ rơi

Vị trí mẹ con bà Tuyết phát hiện cháu bé

Theo bác sĩ Nhân, bé nhập viện trong tình trạng lừ đừ, trên người có nhiều vết côn trùng cắn và trầy xước, phù nề ở nhiều bộ phận. Hai tai và bộ phận sinh dục nhiều mủ và dòi. Sau 1 ngày cấp cứu, điều trị, sức khỏe của bé đang dần hồi phục.
Theo nld.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Chợ Bến Thành được xếp hạng di tích cấp thành phố vào tháng 11/2024, minh chứng cho giá trị lịch sử đô thị và văn hóa của địa danh. Ảnh: Thùy Linh.

TPHCM đầu tư lớn bảo tồn di tích

GD&TĐ - TPHCM dành hơn 1000 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo các di tích văn hóa - lịch sử trong 6 tháng đầu năm 2025, hướng đến gìn giữ giá trị truyền thống.