Cuộc sống muôn màu: Sao biển “nổi tiếng” vì hơi giống… người

GD&TĐ - Mới đây, một cá thể sao biển này bất ngờ trở nên “nổi tiếng” nhờ hình dạng hao hao giống… người!

Cuộc sống muôn màu: Sao biển “nổi tiếng” vì hơi giống… người

Nấm mốc có thể sống trong vũ trụ

Nấm mốc (chủng loại nấm lớn, đa bào) xuất hiện ở khắp nơi, thậm chí bên ngoài Trái đất, trên Trạm Vũ trụ quốc tế ISS. Những nghiên cứu mới nhất cho thấy nấm mốc có thể chịu được bức xạ cường độ cao – tức là có thể sống được trong không gian vũ trụ.

Các nhà khoa học ở Trung tâm Hàng không Vũ trụ Đức (German Aerospace Center) cho biết, các bào tử nấm Aspergillus và Penicillium (cả 2 loại đều xuất hiện trên Trạm ISS) có thể tồn tại sau khi phơi nhiễm tia X cường độ mạnh gấp 200 lần so với ngưỡng mà con người có thể chịu được.

Bên cạnh đó, các loại nấm mốc này còn chịu được nhiệt độ cao, tia UV và hóa chất.

Sao biển “nổi tiếng” vì hơi giống… người

Cơ thể loài sao biển Mediaster aequalis có màu đỏ cam và có hình ngôi sao đầy đặn. Mới đây, một cá thể sao biển này bất ngờ trở nên “nổi tiếng” nhờ hình dạng hao hao giống… người!

Tài khoản Twitter@Babyshoujo vừa đăng tải bức ảnh chụp một con sao biển bám trên đá ở Thủy cung Thái Bình Dương (California, Mỹ). Điều thú vị là trông con sao biển này hơi giống… người! Bức ảnh nhanh chóng được nhiều người chia sẻ.

Một số người còn so sánh con sao biển này với nhân vật hoạt hình nổi tiếng SpongeBob. Sao biển Mediaster aequalis thuộc ngành động vật gai, thường sống ở đáy Thái Bình Dương.

Năng lượng tối nguyên thủy làm vũ trụ giãn nở?

Một dạng năng lượng, gọi là tiền năng lượng tối (năng lượng tối nguyên thủy), có thể đã tồn tại trong giai đoạn đầu của vũ trụ, rồi sau đó biến mất. Điều này giải thích tại sao các chỉ số giãn nở vũ trụ lại không ăn khớp với nhau.

Nghiên cứu tốc độ giãn nở vũ trụ, các nhà khoa học thấy rằng, các kết quả đo là khác nhau. Bức xạ vi ba nền vũ trụ cho thấy tốc độ giãn nở vũ trụ thấp hơn so với các phép đo siêu tân tinh và pulsar (sao xung). Nói một cách khác, dường như vũ trụ giãn nở nhanh hơn so với giả định.

Những nghiên cứu mới nhất cho rằng tiền năng lượng tối có thể là thành tố còn thiếu, có ảnh hưởng đến sự giãn nở vũ trụ trong giai đoạn non trẻ.

Theo Interia, Onet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.