Cuộc sống muôn mầu

 

Cuộc sống muôn mầu

Kính viễn vọng không gian Hubble hoạt động trở lại

Sau khi kính viễn vọng không gian Hubble của NASA rơi vào trạng thái “ngủ đông” (tạm dừng hoạt động) ngày 5/10/2018 do sự cố với 1 trong 6 con quay hồi chuyển, nhóm kỹ sư thuộc chương trình Hubble đã cố gắng tìm cách kích hoạt lại con quay này. Kết quả là kính viễn vọng không gian Hubble đã hoạt động trở lại và thực hiện quan sát khoa học đối với thiên hà DSF 2237B-14R. “Hiện tại kính Hubble có thể hoạt động hết công suất, nhờ đó mang lại lợi ích cho cộng đồng thiên văn học trong nhiều năm nữa”- bà Jennifer Wiseman ở Trung tâm Không gian Goddard thuộc NASA cho biết như vậy.

Vi khuẩn dưới biển sâu hấp thụ nhiều carbon dioxide

Các vi khuẩn sống dưới độ sâu 400 m ở Thái Bình Dương hấp thụ khoảng 20% lượng carbon dioxide hòa tan trong nước biển. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng vi khuẩn dưới biển sâu hấp thụ một lượng lớn carbon dioxide cho sinh khối trong một quá trình chưa được biết đến. “Sinh khối của những vi khuẩn này có thể là nguồn dinh dưỡng tiềm năng cho những sinh vật khác dưới biển sâu” - nhà khoa học Andrew Sweetman, tác giả chính của công trình nghiên cứu, cho biết như vậy.

Đặt lại nghi vấn về cuộc đổ bộ lên Mặt trăng

Trong một clip đăng tải trên Tweeter, ông Dmitri Rogozin, Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Nga Roskosmos cho biết, sứ mệnh lên Mặt trăng sắp tới của Nga có mục đích xác định xem người Mỹ có thật sự đổ bộ lên Mặt trăng vào năm 1969 và những năm tiếp theo hay không. Nhiều chuyên gia cho rằng, tuyên bố của ông Rogozin cần được xem là lời nói đùa. Mặc dù cạnh tranh giữa NASA và Roskosmos kéo dài đã nhiều năm, nhưng không một nhà khoa học khả kính nào công khai nói rằng 6 sứ mệnh Apollo trong đó có sứ mệnh đổ bộ lên Mặt trăng, là sự lừa phỉnh.

Theo Geekweek; Onet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ