Cuộc sống muôn mầu

 

Cuộc sống muôn mầu

Máy bay có sải cánh dài nhất thế giới

Stratolaunch là chiếc máy bay có sải cánh dài nhất thế giới. Vừa qua, lần đầu tiên nó đã cất cánh thành công từ sân bay Mojave Air & Space Port (California, Mỹ). Chiếc máy bay thuộc sở hữu của nhà tỷ phú Mỹ Paul Allen. Nó có khối lượng 226 tấn, có 2 thân và 6 động cơ phản lực 747. Sải cánh máy bay là hơn 117 mét; có khả năng bay trên độ cao 10 km.

In thành công tim nhân tạo với hệ thống mạch máu

Sử dụng công nghệ in 3D, các nhà khoa học ở ĐH Tel Aviv (Israel) vừa tạo thành công một trái tim thỏ với đầy đủ hệ thống mạch máu. Trái tim được tạo thành từ tế bào của chính “con bệnh” và các vật liệu sinh học đặc biệt. Trước đó, người ta cũng đã in được trái tim nguyên vẹn bằng công nghệ in 3D. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các nhà khoa học in được trái tim nhân tạo với đầy đủ hệ thống mạch máu. Các nhà khoa học hi vọng, trong tương lai không xa, sử dụng công nghệ in 3D, họ sẽ in được trái tim nhân tạo thích hợp cho con người.

Xe tự hành quan sát nhật thực trên sao Hỏa

NASA vừa cho biết, xe tự hành Curiosity trên sao Hỏa đã ghi nhận được 2 lần nhật thực khác thường gần đây nhất, xảy ra trên hành tinh này, do hai vệ tinh là Deimos và Fobos gây ra. Lần nhật thực đầu tiên, do vệ tinh Deimos che Mặt trời, xảy ra ngày 17/3. Đường kính vệ tinh Deimos chỉ là 16 km, cho nên nó chỉ che được một phần nhỏ Mặt trời. Các nhà khoa học coi sự kiện đó là nhật thực, mặc dù trong thực tế có thể coi đó như sự di chuyển ngang qua (transit) mâm Mặt trời mà thôi. Thế nhưng, ngày 26/3, xe tự hành Curiosity ghi nhận được nhật thực do vệ tinh Fobos gây ra. Vệ tinh này có đường kính khoảng 22 km. Trước đó, ngày 25/3, một trong những camera hoa tiêu của Curiosity đã phát hiện sự giảm độ sáng trên bầu trời sao Hỏa, do Fobos di chuyển ở phía trước Mặt trời.

Hiện tượng nhật thực trên sao Hỏa giúp các nhà khoa học xác định chính xác hơn quỹ đạo các vệ tinh của hành tinh này.

Theo Geekweek; Interia; Onet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ