Cuộc đời kỳ thú của “vua ảo thuật” Harry Houdini

Cuộc đời kỳ thú của “vua ảo thuật” Harry Houdini

Cho đến nay, nhiều truyền thuyết về cuộc đời ông vẫn được lan truyền.

Từ “vua bài”

Harry Houdini, tên thật là Erik Weiss, sinh ở Budapest ngày 24/3/1874, trong một gia đình người Do Thái có 7 người con. Năm 1878, cha mẹ ông mang các con di cư đến Mỹ, sống ở Appleton, Wisconsin. 

Khi tuổi còn thơ, Houdini phải làm nhiều công việc khác nhau để phụ giúp gia đình. Ông có thiên hướng biểu diễn ngay khi còn rất nhỏ, mới 9 tuổi đã xuất hiện trước công chúng với màn đu trên xà treo trong vở diễn Ehrich, hoàng tử trên không.

Tuy nhiên, màn đu xà treo của Weiss dù khéo léo và hấp dẫn đến đâu cũng không thể “phóng” cậu bé vào thế giới ảo thuật chủ đạo. Đến tuổi thiếu niên, Weiss tập trung rèn luyện, dựa vào sự khéo léo của đôi bàn tay và những mẹo thoát thân học được của nhà ảo thuật Joseph Rinn ở Câu lạc bộ Pastime Athletic.

Sống trong một gia đình nghèo đông anh em nên Harry Houdini luôn có ý thức kiếm tiền, ông làm việc không ngừng nghỉ. Năm 1891, Weiss bắt đầu tự khẳng định mình là “Người đàn ông hoang dã” và sau đó là “vua bài”, với những thủ thuật khéo léo trên những lá bài tây. Những buổi diễn của ông luôn thu hút được nhiều người chứng kiến.

Đến nhà ảo thuật thoát thân

Được truyền cảm hứng từ nhà ảo thuật Jean Eugène Robert Houdin, năm 1899, Weiss lấy tên mới là Harry Houdini và bắt đầu biểu diễn ảo thuật với những màn thoát thân khi bị trói, còng tay. 

Sau khi chứng kiến màn biểu diễn của Houdini ở St. Paul, Martin Beck - quản lý một đoàn xiếc tạp kỹ - đã thu nhận chàng trai trẻ vào đoàn của mình. Houdini thực hiện tốt các màn biểu diễn trong đoàn xiếc, thu hút người xem ngày càng đông. Tuy nhiên, chỉ đến khi đoàn lưu diễn đến châu Âu vào những năm 1900, ông mới trở thành một ngôi sao thật sự.

Sau khi chứng minh khả năng thoát khỏi chiếc còng tay trước mặt cảnh sát tại Scotland Yard (Cục điều tra tội phạm của cảnh sát London), ông đã thể hiện nhiều màn thoát khỏi sự kiềm tỏa, vượt ngục khi bị cùm, khiến mọi người nể phục, giới ảo thuật đánh giá cao.

Đang trên đỉnh cao nghề nghiệp, Thế chiến thứ Nhất diễn ra, Houdini tạm ngưng diễn để dành thời gian huấn luyện binh sĩ Mỹ thoát hiểm khi bị địch bắt, còng tay. Ngoài kỹ thuật thoát thân, ông còn dạy họ giữ mát cơ thể dưới áp lực, một bí mật quan trọng trong nghề. Ông xem đây như là hành động ghi ơn đất nước đã cưu mang mình.

Không chỉ ảo thuật

Cuộc đời kỳ thú của “vua ảo thuật” Harry Houdini ảnh 1
Houdini dễ dàng thoát thân dù bị còng tay và trói chân.

Không chỉ thể hiện tài năng ảo thuật xuất chúng, với tính cách luôn đổi mới sáng tạo, Houdini còn biết cách sử dụng truyền thông cho mục đích quảng bá tên tuổi của mình. Ông là người nổi tiếng đầu tiên biết cách hợp tác quảng bá cùng các công ty, tập đoàn. Chẳng hạn, nếu đến một thành phố mà ngành công nghiệp tập trung vào sản xuất bia, ông sẽ bàn với nhà máy bia, sắp xếp biểu diễn màn thoát hiểm khỏi một thùng bia khổng lồ hoặc một nhà kho kín đáo nào đó trước sự chứng kiến của báo chí. 

Ông tham gia lĩnh vực điện ảnh từ những ngày còn ở đoàn xiếc tạp kỹ, chơi thể thao trước khi trình diễn những màn thoát thân. Năm 1918, ông ký hợp đồng với nhà sản xuất phim BA Rolfe đóng một bộ phim dài 15 tập, sau đó tham gia hai bộ phim khác, The Man From Beyond và Haldane Of The Secret Service. 

Tuy nhiên, không bộ phim nào thành công như mong đợi nên ông quyết định từ bỏ ngành công nghiệp điện ảnh.

Houdini cho rằng, điều quan trọng đối với các ảo thuật gia là biểu diễn để kiếm sống với nghề của mình. Do đó, vào năm 1903, ông gia nhập Hiệp hội các nhà ảo thuật Mỹ. 

Từ lúc tham gia, ông bắt đầu quy tụ một mạng lưới các ảo thuật gia chuyên nghiệp và được bầu làm Chủ tịch toàn quốc của hiệp hội từ năm 1917 - 1926. Ông thường trao đổi, trò chuyện với các ảo thuật gia nghiệp dư tại các điểm dừng trong các chuyến lưu diễn của mình.

Ngoài mối quan tâm về ảo thuật, các hiệp hội và quân đội Hoa Kỳ, Houdini còn có một niềm đam mê với ngành hàng không. Năm 1909, ông đã mua một chiếc máy bay của Pháp với giá 5.000 USD để học lái. Houdini không mất nhiều thời gian để cất cánh, nhưng gặp khó khăn trong việc điều khiển chiếc máy bay của mình và bị rơi ít nhất một lần. Ngày 18/3/1910, Houdini trở thành người đầu tiên bay đến Australia. 

Cuộc đời bí ẩn

Houdini kết hôn với Bess Houdini năm 1894 nhưng không có con chung. Những ngày cuối đời của Houdini đầy truyền thuyết và mang màu sắc bí ẩn. 

Vào ngày 24/10/1926, tại Detroit, Michigan, Houdini đang ngồi trong phòng thay đồ chờ đến phiên diễn của mình thì có một sinh viên tên là Joselyn Gordon Whitehead đến xin phép Houdini được kiểm tra sức mạnh cơ bụng sáu múi của nhà ảo thuật, mà ông thường tự hào là vô cùng rắn chắc. 

Nói rồi, anh ta tung những cú đấm mạnh vào bụng của Houdini. Mặc dù đã đồng ý với màn thách thức này, nhưng do không kịp chuẩn bị, Houdini dường như đã bị nội thương. Tuy nhiên, ông vẫn tiếp tục màn trình diễn của mình.

Hai ngày sau đó, Houdini cảm thấy một cơn đau ở bụng nhưng không chịu đến bệnh viện. Cuối cùng, khi đến gặp bác sĩ theo lời thuyết phục của người thân và bạn bè, ông được phát hiện viêm ruột thừa và cần phẫu thuật ngay lập tức. 

Tuy nhiên, Houdini không phải là người chịu bỏ ngang công việc, ông tiếp tục biểu diễn theo kế hoạch đã định, thay vì nghỉ để lên bàn mổ. Vào ngày 31/10/1926, Houdini qua đời vì viêm phúc mạc, biến chứng sau khi ruột thừa bị vỡ. Câu nói cuối cùng của ông là “Tôi mệt mỏi vì phải chiến đấu... Tôi không muốn chiến đấu nữa”.

Cái chết của “vua ảo thuật” là do viêm ruột thừa hay là hậu quả từ những cú đấm vào bụng của chàng thanh niên Whitehead, cho đến nay vẫn còn đang tranh luận.

Theo Historydaily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.